✴️ Khám và điều trị bệnh Still ở người lớn

Bệnh Still ở người lớn là tình trạng viêm có tính chất hệ thống nên có thể gây tổn thương ở nhiều bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Khám và điều trị bệnh Still tại Bệnh viện , người bệnh được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.

NGUYÊN NHÂN BỆNH STILL Ở NGƯỜI LỚN

Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh Still ở người lớn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế thấy rằng bệnh bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và nhiễm trùng. Bệnh cũng liên quan với hệ thống HLA-B17, B18, B35 VÀ DR2 cũng như các sản phẩm cytokine đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của Still ở người lớn cụ thể là IFN gama, IL-6, TNF anpha.

Bệnh Still ở người lớn thường không có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt dẫn tới phát hiện và điều trị muộn.

Bệnh Still ở người lớn là tình trạng viêm có tính chất hệ thống nên có thể gây tổn thương ở nhiều bộ phận, cơ quan trong cơ thể.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH STILL Ở NGƯỜI LỚN

Bệnh Still ở người lớn thường gặp trong độ tuổi từ 15 – 45 đặc trưng bởi các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng.

Triệu chứng lâm sàng

  • Sốt: Người bệnh có thể sốt cao tới trên 39 độ kéo dài hơn 4 giờ. Cơn sốt diễn ra vào chiều tối hoặc sáng sớm, sốt cách nhật trong nhiều tuần gây mệt mỏi, suy nhược. Khi đi khám có thể khó chẩn đoán vì dễ nhầm lẫn với bệnh nhiễm khuẩn khác.
  • Phát ban trên da: Ban thường xuất hiện ở gốc chi, lưng. Tại vị trí phát ban có ngứa nhẹ. Hiện tượng này thường đi cùng với sốt và hết sau khi hạ sốt.
  • Đau khớp, viêm khớp: Phần lớn người bệnh Still gặp phải triệu chứng này (chiếm 60 – 100%) tại vị trí khớp gối, cổ chân, khủy tay hay khớp vai. Tuy nhiên, bệnh không gây biếng dạng khớp hay dính khớp như ở viêm khớp dạng thấp. Bệnh chỉ tiến triển theo từng đợt sốt và gây biến chứng tràn dịch khớp gối.
  • Đau cơ: Đau cơ kèm theo sốt là dấu hiệu dễ gặp ở người bệnh.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải tình trạng gan to, viêm thanh mạc, viêm màng ngoài tim và lách to.

Triệu chứng cận lâm sàng

  • Tiểu cầu tăng
  • Số lượng bạch cầu khoảng trên 15.000/mm3, 80% là bạch cầu đa nhân trung tính. Chỉ một số ít bệnh nhân có số lượng bạch cầu giảm.
  • Tốc độ máu lắng tăng
  • Hạ albumin máu, tăng CFP, tăng nồng độ bổ thể.
  • Ferrtin máu tăng
  • Rối loạn chức năng gan nhẹ

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH STILL Ở NGƯỜI LỚN

Phương pháp chẩn đoán

  • Người bệnh được thăm khám lâm sàng, hỏi triệu chứng bệnh.
  • Bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cậm lâm sàng như xét nghiệm máu để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác như bệnh nhiễm khuẩn, bệnh tự miễn, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng…
  • Có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá bệnh bao gồm tiêu chuẩn của Yamaguchu, tiêu chuẩn Calabro, tiêu chuẩn Cush. Các tiêu chuẩn này có độ chính xác từ 80 – 90% trong chẩn đoán bệnh nhất là tiêu chuẩn của Yamaguchi.

Điều trị bệnh

  • Ở thể nhẹ, người bệnh được chỉ định thuốc kháng viêm không steroid.
  • Với thể nặng hay không đáp ứng với corticoid có thể điều trị bằng thuốc DMARD và các chế phẩm sinh học.
  • Điều trị cho đến khi người bệnh hết viêm và không còn triệu chứng lâm sàng. Thuốc được giảm liều dần cho tới khi kết thúc bệnh

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top