Viêm gân gấp, gân duỗi ảnh hưởng đến khả năng co duỗi của ngón tay cũng như khả năng vận động của người bệnh. Bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị sớm.
VIÊM GÂN GẤP, GÂN DUỖI LÀ GÌ
Viêm gân gấp, gân duỗi (ngón tay lò xo) là tình trang bao gân của các gân gấp ngón tay bị viêm gây chít hẹp bao gân. Người bệnh khó khăn trong việc co duỗi ngón tay thậm chí phải nhờ đến tay lành kéo ngón tay ra.
NGUYÊN NHÂN VIÊM GÂN GẤP, GÂN DUỖI
Đặc thù, tính chất công việc, nghề nghiệp: Những người thường phải hoạt động tay nhiều như thợ cắt tóc, giáo viên, nông dân, thợ thủ công, bác sĩ phẫu thuật… dễ gặp phải tình trạng này. Các động tác giống nhau lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài chính là nguyên nhân gây bệnh.
Chấn thương: Khi các ngón tay bị chấn thương, ảnh hưởng đến hệ thống bao gân ở ngón tay sẽ gây nên hiện tượng này.
Bệnh lý: Sau các bệnh lý viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, gout hay tiểu đường… người bệnh có thể bị viêm gân gấp, gân duỗi.
Tuổi tác và giới tính: Phụ nữ lớn tuổi hay gặp phải bệnh lý này.
TRIỆU CHỨNG VIÊM GÂN GẤP, GÂN DUỖI
Khi bị viêm gân gấp, gân duỗi, người bệnh gặp phải các triệu chứng như:
-Đau ngón tay ở vị trí bao gân viêm và cục viêm xơ.
-Ngón tay khó cử động hoặc bị kẹt ở tư thế đang gấp, duỗi thẳng. Sờ thất cục viêm xơ trên gân gấp ngón tay tại các đốt. Cục viêm xơ sẽ di động thi ngón tay gấp duỗi.
ẢNH HƯỞNG CỦA VIÊM GÂN GẤP, GÂN DUỖI ĐẾN NGƯỜI BỆNH
Khi bị viêm gân gấp, gân duỗi, người bệnh sẽ gặp phải nhiều chó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động của ngón tay. Tại vị trí viêm, có các cục viêm xơ di động khiến gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Vì thế người bệnh thấy khó khăn trong cử động tay hay tay bị mắc kẹt trong các tư thế gấp hoặc duỗi. Thậm chí phải dùng đến tay lành để kéo ra khiến các hoạt động thường nhật không thể diễn ra bình thường.
KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GÂN GẤP, GÂN DUỖI
-Người bệnh được thăm khám lâm sàng, kiểm tra chức năng vận động của tay. Có thể được chỉ định chụp X quang để phân biệt với các bệnh lý xương khớp khác.
-Phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, cụ thể là:
+Giai đoạn điều trị sớm: Người bệnh có thể cải thiện bằng ngâm tay trong nước muối ấm từ 15 – 20 phút, ngày 2 lần. Để máu lưu thông tốt hơn, nên day nhẹ, hoạt động này cũng giúp ngón tay trở lên linh hoạt hơn.
+Giai đoạn điều trị nội khoa: Kết hợp uống thuốc giảm đau, kháng viêm với vật lý trị liệu và ngâm tay với nước muối ấm. Nếu không mang đến hiệu quả điều trị viêm, người bệnh được chỉ định tiêm trực tiếp Cortisone ở vị trí viêm.
+Tiểu phẫu: Khi điều trị nội khoa không đáp ứng thì có thể thực hiện tiểu phẩu giúp giải phóng gân gập ngón tay. Phương pháp này sẽ mở rộng ròng rọc ở vị trí gân bị chít hẹp để tay không còn khó khăn khi cử động.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh