✴️ Khám và điều trị viêm mỏm châm trụ, châm quay

Đau mỗi khi cử động, xoay tay, sưng vùng quanh khớp có thể là dấu hiệu của bệnh viêm mỏm châm trụ, châm quay. Bệnh làm giảm khả năng lao động, năng suất cũng như độ linh hoạt của bàn tay về lâu dài. Do vậy cần khám và điều trị bệnh ngay từ sớm để mau chóng hồi phục, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.

 

1. VIÊM MỎM CHÂM TRỤ, CHÂM QUAY LÀ GÌ?

Là tình trạng viêm khớp vỏ bao quanh hai gân có chức năng điều khiển cử động ngón tay cái. Bao gân bị viêm làm gân sưng to và ảnh hưởng đến hoạt động của ngón cái, cổ tay, thậm chí gây đau đớn mỗi khi chuyển động.

Đau mỗi khi cử động, xoay tay, sưng vùng quanh khớp có thể là dấu hiệu của bệnh viêm mỏm châm trụ, châm quay

 

2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

– Chấn thương ở vùng cổ tay như va đập, ngã..

– Đặc thù công việc hoạt động tay quá nhiều như thợ thủ công, thợ cắt tóc, giáo viên… những nghề nghiệp này đòi hỏi tay phải cầm nắm nhiều và lặp đi lặp lại trong thời gian dài…

– Bệnh lý viêm khớp, thoái hóa khớp cũng gây viêm châm trụ, châm quay.

– Nữ giới 40 – 50 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh.

 

3. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Khi mắc phải bệnh, người bệnh sẽ có những cơn đau ở mặt trong ngón tay cái, lan dần xuống cổ tay. Cơn đau này tăng dần cường độ và có thể sưng tấy mỗi khi chuyển động ở bàn tay hay ngón tay.
Cử động ngón tay cái nghe thấy tiếng lục cục, sờ vào thấy bao gân dầy lên rõ rệt, ấn sẽ đau chói.

Thực hiện nghiệm phương pháp Finkelstein để phát hiện bệnh

 

4. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM CHÂM TRỤ, CHÂM QUAY

– Người bệnh được thăm khám lâm sàng, ấn, nắn vị trí sưng đau để xác định tính chất và mức độ bệnh.

– Thực hiện nghiệm pháp Finkelstein bằng cách gấp ngón cái vào lòng bàn tay, các ngón tay còn lại trùm lên ngón cái. Sau đó nghiêng cổ tay về phía trụ, nếu thấy đau chói ở vị trí vùng gân dạng dài ngón tay là dấu hiệu dương tính với bệnh viêm mỏm châm trụ, châm quay.

– Người bệnh có thể được chụp X quang, siêu âm để phân biệt và phát hiện bệnh.

– Sau khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng về bệnh, người bệnh có thể được áp dụng các phương pháp điều trị như:

+ Phục hồi chức năng vận động bằng cách nghỉ ngơi cổ tay, bàn tay từ 4 – 6 tuần. Có thể nẹp hoặc băn gia cố cổ tay nếu sưng đau nhiều. Không duỗi dạng ngón cái, cổ tay kết hợp với tập các bàu tập kéo giãn các cơ bị ảnh hưởng.

+ Điều trị bằng nhiệt bao gồm chườm nóng và chườm lạnh. Nếu vị trí tổn thương nóng đỏ, nên chườm lạnh. Ngược lại, nếu không có các dấu hiệu này có thể áp dụng chườm nóng bằng tia hồng ngoại, đắp bùn khoáng hoặc paraphin, từ trường nhiệt…

+ Điều trị bằng điện phân.

+ Điều trị bằng siêu âm dẫn thuốc kháng viêm giảm đau dạng mỡ Voltarenemulgel.

+ Điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nếu triệu chứng không thuyên giảm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top