Những triệu chứng nhận biết bạn không phù hợp với biện pháp tránh thai đang dùng

Cũng giống như việc lựa chọn đồ lót và băng vệ sinh, thì các biện pháp tránh thai cũng cần được lựa chọn phù hợp với mỗi cá nhân. Dưới đây là những cách giúp bạn khẳng định rằng mình đang sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) tốt nhất.

BPTT nào phù hợp nhất với bạn?

Để lựa chọn được BPTT phù hợp nhất với bạn, không có cách nào khác là bạn phải dùng thử. Trên thực tế, các BPTT gần đây bạn đang sử dụng có thể sẽ không phù hợp với bạn. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang cần đổi BPTT mới

 

Chu kỳ kinh nguyệt thất thường

Kinh nguyệt không đều, ra nhiều máu và đốm máu là những phản ứng phụ phổ biến nhất của tất cả các loại BPTT, bao gồm cả thuốc uống tránh thai, miếng dán tránh thai, thuốc tiêm tránh thai và vòng tránh thai. Tuy nhiên, những phản ứng này chỉ kéo dài một vài tháng sau khi bắt đầu sử dụng một BPTT mới. Nếu bạn vẫn ra máu sau 2-3 tháng sử dụng BPTT và tình trạng này không có xu hướng giảm đi, bạn sẽ cần trao đổi với bác sĩ. Bạn cũng cần lưu ý rằng vòng tránh thai sẽ là BPTT dễ có khả năng làm tăng lượng máu và tần suất chu kỳ kinh nguyệt nhất.

 

Đau bụng

Rất nhiều phụ nữ sẽ bị buồn nôn trong khi mang thai, do vậy, nếu bạn thấy bị buồn nôn khi đang tránh thai, thì nghe có vẻ không hợp lý lắm. Tuy vậy, buồn nôn lại là tình trạng khá phổ biến khi các hormone tổng hợp phát huy tác dụng trong cơ thể. Với những phụ nữ bị buồn nôn khi sử dụng các BPTT, tốt nhất, nên bắt đầu sử dụng với liều thấp và uống trước giờ đi ngủ. Nếu đã áp dụng cách này mà không hiệu quả, bạn nên cân nhắc đến việc đổi sang sử dụng BPTT khác như vòng tránh thai chỉ chứa progesterone hoặc vòng âm đạo để hạn chế tối đa các vấn đề về tiêu hóa.

 

Các vấn đề về trí nhớ

Nếu bạn cảm thấy mình hay quên hơn trước, thì nguyên nhân có thể là do BPTT mà bạn đang sử dụng. Nghiên cứu tại đại học California chỉ ra rằng phụ nữ sử dụng thuốc viên tránh thai sẽ có khả năng ghi nhớ về mặt cảm xúc tốt hơn nhưng sẽ có thời gian để ghi nhớ các thông tin cụ thể chi tiết khó khăn hơn so với phụ nữ không sử dụng các BPTT có chứa hormone. Các nhà nghiên cứu nói rằng các hormone trong các BPTT này sẽ bắt chước và tạo ra tác dụng tương tự như khi mang thai.

 

Bạn bị thừa cân hoặc béo phì

Từ lâu mọi người đều đã biết rằng các BPTT có chứa hormone sẽ không có hiệu quả cao đối với những người nặng cân. Tuy nhiên, sự thật là đây lại là điều mà ít bác sĩ trao đổi lại với bệnh nhân. Với người thừa cân béo phì, lựa chọn các BPTT sẽ hạn chế hơn một chút. Nếu không sử dụng các BPTT dạng viên uống chứa hormone, những người thừa cân sẽ chỉ còn lại 2 lựa chọn là đặt vòng tránh thai hoặc phẫu thuật, do vậy, có thể các bác sĩ sẽ không thảo luận về những lựa chọn này. Tuy nhiên, nếu bạn bị thừa cân, tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ về các lựa chọn BPTT phù hợp.

 

Thay đổi cảm xúc

Thay đổi cảm xúc trước mỗi chu kỳ là hiện tượng bình thường, nhưng thay đổi cảm xúc trong suốt cả tháng thì không phải là điều bình thường. Hormone trong một số loại thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai và vòng tránh thai có thể làm nặng thêm ảnh hưởng của các loại hormone. Một số loại thuốc tránh thai được thiết kế để cân bằng tình trạng thay đổi hormone này. Nhưng, điều này còn tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm với estrogen và progesterone tổng hợp của bạn. Nếu bạn đã thử nhiều BPTT và vẫn cảm thấy dễ bị tức giận, lo âu, buồn bã hoặc trầm cảm, thì bạn nên cân nhắc một loại BPTT khác như vòng tránh thai bằng đồng.

 

Đau đầu mạn tính

Đau đầu mạn tính, bao gồm cả một số dạng đau nửa đầu có liên quan đến sự thay đổi hormone ở nữ giới. Thuốc tránh thai dạng viên uống có thể làm nặng thêm hoặc thậm chí là gây ra tình trạng đau đầu. Có rất nhiều hãng thuốc tránh thai khác nhau, mỗi hãng sẽ sử dụng một loại hormone với một liều lượng nhất định và một số phụ nữ sẽ nhạy cảm hơn với một hoặc cả 2 loại hormone này. Do vậy, bạn cần thử sử dụng nhiều loại BPTT khác nhau để tìm ra  BPTT phù hợp.

 

Nhiễm nấm sinh dục

Mũ âm đạo có thể gây ra tình trạng thường xuyên nhiễm nấm và vi khuẩn, do vậy, không nên sử dụng những BPTT này là BPTT chủ đạo. Ngoài làm tăng nguy cơ nhiễm nấm và nhiễm khuẩn các BPTT cần đưa vào đường âm đạo sẽ có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn tại đây và khiến bạn dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

 

Đầy bụng

Đầy bụng hoặc các vấn đề khác về tiêu hóa là những phản ứng phụ thường gặp của các BPTT phổ biến. Viên uống tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các triệu chứng về tiêu hóa như đầy bụng, táo bón, hội chứng ruột kích thích hay bệnh Crohn. Tuy nhiên, các vấn đề về tiêu hóa này thường sẽ nhẹ và không kéo dài.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top