Ở người khỏe mạnh, hệ miễn dịch giúp chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, chẳng hạn như vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, ở người mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch nhầm tưởng các tế bào của cơ thể, cụ thể là tế bào ở màng hoạt dịch của khớp, là tác nhân gây hại và giải phóng chất gây viêm để tấn công chúng. Tình trạng bao hoạt dịch dày lên do viêm gây ra nhiều triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, chẳng hạn như đau và mềm ở khớp, khiến khớp đỏ và sưng lên, đồng thời gây khó khăn trong việc vận động các khớp
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân vì sao một số người lại mắc viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, họ cho rằng những đối tượng này có một số gen nhất định được kích hoạt bởi các yếu tố từ môi trường, ví dụ như vi khuẩn, virus, căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần và từ đó góp phần hình thành bệnh [4].
Tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp chiếm khoảng 1 – 2% dân số thế giới. Tỷ lệ này sẽ tăng dần theo độ tuổi và lên đến 5% ở nhóm phụ nữ trên 55 tuổi. Dù bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường khởi phát ở tuổi 30 – 60. Trong đó, tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ cao gấp 2 – 3 lần so với nam giới.
Các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, có thể do đau đớn, mệt mỏi, mất dần các chức năng của cơ thể hoặc do gánh nặng kinh tế liên quan đến bệnh.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
Điều trị đau trong viêm khớp dạng thấp
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh