Bệnh thoát vị đĩa đệm do bị thoái hóa cột sống gây ra . Để điều trị thoái vị đĩa đệm, người bệnh phối hợp nhiều giải pháp như nghỉ ngơi, vật lý trị liệu xoa bóp, tắm suối khoáng… mới mang lại hiệu quả tốt.
Chế độ vận động : Trong thời kỳ bệnh cấp tính, bệnh nhân phải nằm nghỉ tại giường là nguyên tắc quan trọng đầu tiên. Tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoeo làm co nhẹ khớp gối và khớp háng.
Điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ: Bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng) hoặc dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser; châm cứu.
Nếu bệnh nặng, khi sử dụng các biện pháp điều trị đặc hiệu khác đều phải điều trị nội trú tại các trung tâm chuyên khoa thần kinh và phẫu thuật thần kinh.
Đối với thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ có thể dùng thuốc, thực hiện các bài tập, vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
Nếu thoát vị nặng, khối thoát vị chèn ép vào dây thần kinh có thể gây biến chứng như: liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn, thì phẫu thuật là phương pháp giúp bệnh nhân giảm chèn ép và tránh các biến chứng do thoát vị gây ra.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị như làm giảm áp lực nhân đĩa đệm như: đưa sóng radio vào vùng đĩa đệm thoát vị làm cho khối thoát vị bị thu nhỏ, trở về vị trí cũ, giải phóng thần kinh bị chèn ép, dùng hiệu ứng nhiệt của tia laser để hủy phần đĩa đệm thoát vị, giải phóng chèn ép thần kinh,Lấy nhân đệm bằng phương pháp mổ hở, mổ nội soi,… Giải nén cột sống mà không dùng đến phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đĩa đệm hiệu quả mà nhiều người quan tâm.
Khi bị đau nhiều, nhờ người xoa vuốt, day ấn dọc sống lưng và hai bên cột sống và hai đường quang dọc hai bên dày đặc các đại huyệt quan hệ đến ngũ tạng, các đám nối thần kinh, kích hoạt lưu thông khí huyết toàn cơ thể khí công Đông y gọi là Giáp tích Hoa Đà.
Đối với người làm nghề ngồi, đứng, cúi lâu, sau 1 giờ cần nghỉ, thay đổi tư thế. Thấy đau cần nghỉ ngơi, chườm nóng, tắm nước nóng, tự xoa vuốt vai cổ, lưng những chỗ ngoặt tay ra sau làm được. Sáng dậy tập thói quen xoa bóp toàn thân.
Lao động vừa sức mình – điều này là quan trọng vì tải trọng cột sống – đĩa đệm chỉ chịu được một gánh nặng nhất định, nên nếu bạn quá cố gắng sẽ làm hư hỏng hệ thống giải phẫu này và gia tăng nguy cơ bệnh lý. Với các vật nặng, nhất thiết phải được khiêng bởi nhiều người hoặc sử dụng máy móc, xe nâng thay thế.
Không sử dụng lực cơ học đột ngột mà phải san sẻ lực từ từ, phân chia công việc từ ít đến nhiều, từ thấp lên cao, kẻo “khục” cột sống; làm việc đúng tư thế – đây là điều rất cần thiết. Bởi, khi làm việc đúng tư thế, lực cơ học luôn có hướng từ trên xuống dưới, và đĩa đệm không bị chèn đẩy vị trí. Nó chỉ chịu một lực nén từ trên xuống dưới và do vậy, không bị thoát vị.
Tư thế lao động đúng là tư thế cột sống thẳng, kể cả khi mang vác những vật nhẹ, khi bưng bê, khi thực hiện các công việc trong sinh hoạt như, giặt giũ, bế trẻ em, thậm chí là lái ô tô…
Tiếp nữa là có chế độ làm việc hợp lý, để điều hòa sự “lao động” và hồi phục của đĩa đệm. Theo ước tính, đĩa đệm chỉ chịu được trọng tải trong 2 giờ là tối đa, và nó cần 15 – 20 phút nghỉ ngơi để tái hấp thu “dịch phục hồi”.
Do vậy khi lao động, nếu không nghỉ ngơi xen kẽ, thì đĩa đệm không được phục hồi hoặc được phục hồi không đầy đủ khiến nó nhanh chóng bị thoái hóa. Sau 2 giờ lao động nên được nghỉ ngơi tối thiểu 15 phút. Thời gian này tuy ngắn ngủi, nhưng lại có tác dụng làm bền sức mạnh cho đĩa đệm.
Để điều trị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả, bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cần tích cực rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, nhất là phải giữ gìn tư thế cột sống đúng trong lao động, học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh