✴️ Mắt cá chân bị sưng vào ban đêm

Nội dung

Suy tim và chứng đi tiểu nhiều

Suy tim sung huyết có thể làm cho mắt cá chân bị sưng. Vì trái tim suy yếu lúc này không thể bơm máu hiệu quả, gây ra sự tích tụ chất lỏng ở chân tay của người bệnh. Sưng mắt cá chân và chân được gọi là phù ngoại biên, thường là do suy tim trái. Điều này có thể dẫn tới chứng đa niệu ban đêm – đi tiểu nhiều vào ban đêm. Cơ thể sẽ chuyển đổi chất lỏng dư thừa vào nước tiểu, kết quả là người bệnh sẽ phải tỉnh dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu. Các triệu chứng khác của suy tim bao gồm mệt mỏi và thở dốc quá mức.

 

Các vấn đề về tĩnh mạch

Lưu thông máu từ chân đến tim bị ảnh hưởng cũng có thể gây sưng mắt cá chân vào ban đêm. Tình trạng sưng có thể biến mất vào buổi sáng vì tư thế nằm sấp có thể chống lại trọng lực dồn máu vào chân. Suy tĩnh mạch cũng là một nguyên nhân gây sưng mắt cá chân vào ban đêm. Để giúp máu di chuyển lên chân, tĩnh mạch có van một chiều cách nhau một vài inch. Khi tĩnh mạch giãn, van bị rò rỉ và áp suất cao ngăn cản sự thoát nước, có thể gây sưng và lưu thông không tốt. Một nguyên nhân khác là bệnh  lymphedema, một tình trạng đặc trưng bởi sự tắc nghẽn trong các mạch máu của hệ thống bạch huyết gây ra sự tích tụ dịch và sưng tấy.

Tốt nhất khi bị sưng mắt cá chân vào ban đêm, người bệnh vẫn nên tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra.

 

Bong gân

Bong gân ở mắt cá chân có thể dẫn đến sưng vào ban đêm, cũng như các chấn thương phổ biến khác ở mắt cá chân như gãy, rách dây chằng hoặc chấn thương ở dây thần kinh. Người bệnh thường cảm thấy đau ở mắt cá chân, đi lại khó khăn, cứng khớp. Bong gân chỉ cần điều trị bằng cách nghỉ ngơi, chườm lạnh. Nếu tình trạng này nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể sẽ phải băng bó cố định, dùng thuốc để giảm sưng và tập vật lý trị liệu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top