Dưới đây là những sai lầm mọi người thường mắc phải nhất có thể gây tổn hại đến khớp và cách khắc phục.
Nhiều bệnh nhân có thể lực tốt nhưng sức khỏe tổng quát lại không tốt. Nếu một người chỉ chạy bộ marathon hoặc chạy ba môn phối hợp, sức mạnh và tính linh hoạt cơ bắp sẽ không phát triển cân bằng. Cộng với việc bị sang chấn lặp đi lặp lại qua thời gian, người đó có thể bị viêm khớp, làm khớp mòn đi.
Điều quan trọng là bạn nên thay đổi các bài tập. Để cho một số nhóm cơ cụ thể (như trong chạy bộ chậm đường dài) nghỉ ngơi một hoặc hai lần một tuần và kích hoạt các cơ khác (có thể chạy nước rút). Điều này có thể giúp tránh khỏi chấn thương.
Khi bạn chạy, khớp đầu gối chịu lực 7 đến 9 lần cân nặng cơ thể. Khi cơ thể bạn còn chịu đựng được thì bạn vẫn nên kiểm soát trọng lượng cơ thể. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy những người thừa cân có nguy cơ thay khớp cao hơn 40% hoặc hơn so với người có cân nặng bình thường. Mối liên quan này còn chặt chẽ hơn ở người trẻ.
Mấu chốt để khớp khỏe mạnh là cân bằng giữa sức mạnh và sự dẻo dai. Khi bạn càng nhiều tuổi, bạn cần dành thời gian cho giãn cơ nhiều hơn hoặc bằng so với thời gian dành cho việc tăng cường sức mạnh cho cơ. Bởi vì càng nhiều tuổi, cơ của bạn càng kém dẻo dai trong khi cơ dẻo dai có thể giúp khớp vận động.
Những bài tập tăng cường lực không phải là tác nhân duy nhất làm chấn thương khớp. Trong khi yoga và Pilates là phương pháp tuyệt vời để tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai, thì những động tác quá đà phạm vi chuyển động – cố gắng làm động tác mà cơ thể chưa sẵn sàng – có thể khiến bạn có nguy cơ chấn thương khớp. Khi đó gai xương có thể xuất hiện dễ gây ra viêm khớp. Bạn vẫn nên tập yoga nhưng thay vì quá tập trung vào một động tác, để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi trước khi thử những động tác mà cơ thể chưa sẵn sàng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh