Nhận biết sớm nguyên nhân đau cơ vai sẽ giúp người bệnh điều trị cơn đau dứt điểm và phòng ngừa tái phát. Đau cơ vai do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
Các bệnh như thoái hóa khớp vai, loãng xương, viêm khớp vai, viêm bao hoạt dịch khớp cổ, gai cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ viêm khớp dạng thấp…
Ở những người sức đề kháng kém và có tiền sử bệnh lý về xương khớp, dây chằng vai thì khi thay đổi thời tiết nhất là vào mùa lạnh sẽ khiến tình trạng đau cơ vai trở nên nặng hơn.
Vùng cổ, vai gáy hoặc khu vực lân cận như cánh tay bị chấn thương do tai nạn giao thông, lao động, té ngã, va đập mạnh đột ngột cũng khiến cho các cơ vùng vai bị tổn thương, viêm, căng cứng cơ gây đau nhức.
Việc ngồi quá lâu một tư thế trong thời gian dài hoặc tư thế ngồi không đúng như ngủ gật ở bàn, ngủ nghiêng một bên, xoay vặn cánh tay, bả vai đột ngột, lặp đi lặp lại một động tác nhiều lần… có thể dẫn đến tình trạng đau cơ vai gáy hoặc đau cơ vai.
Thường gặp ở những người chơi thể thao hoặc những người không tập luyện thể thao thường xuyên, không khởi động kỹ, tập quá sức không theo chế độ… gây ra tình trạng đau nhức cơ vai, đau cơ xương bả vai và một số vị trí khác.
Khi tuổi cao thì quá trình lão hóa xương khớp, các cơ diễn ra nhanh dẫn đến các cơ không còn săn chắc, dẻo dai, dễ bị căng cứng và gặp phải những chấn thương gây đau nhức.
Một số nghề nghiệp với đặc trưng công việc đòi hỏi ngồi lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may… khiến các cơ vai bị co cứng hoặc những công việc bê vác nặng cũng có thể dẫn đến đau cơ vai.
Khi có những triệu chứng đau vai người bệnh cần đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và điều trị sớm. Có thể dùng thuốc giảm đau hoặc miếng dán giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra bệnh nhân nên lưu ý những điều sau:
Khi bị đau cơ vai thì nên dành thời gian nghỉ ngơi, không cố xoay đầu hay xoay cổ khiến cho tình trạng đau thêm tăng nặng, không nên ngồi trong phòng lạnh vì có thể làm cho cơ thêm co cứng hơn.
Chườm ấm hoặc xoa bóp nhẹ nhàng vùng vai trong 10-15 phút, người bệnh có thể tự khỏi sau 2-3 ngày nếu mức độ kích thích dây thần kinh của người bệnh chỉ ở mức độ nhẹ.
Những người làm việc lâu trong một tư thế cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý như ngồi tầm 1 giờ nên nghỉ giải lao, đứng lên hoặc xoay đầu, xoay cổ nhẹ nhàng để cơ bắp được thư giãn.
Bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm chất xơ, đạm, đường, béo… đồng thời bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể (vitamin D, B1, B12, canxi, magie…).
Không nên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh cũng là cách giảm đau mỏi cơ bắp…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh