Các yếu tố về chế độ ăn, như ăn nhiều thịt đỏ, uống nhiều đồ uống có cồn có thể là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau do gout. Tuy nhiên, một vài loại thuốc và một vài căn bệnh cũng có thể là nguyên nhân của gout.
Dưới đây là 9 nguyên nhân không liên quan đến chế độ ăn, nhưng có thể dẫn đến bệnh gout.
Aspirin làm tăng lượng axit uric trong máu. Khi tích tụ đến mức độ đủ cao, axit uric sẽ lắng đọng tại các khớp (đặc biệt là khớp ngón chân cái và các khớp ngón tay) và hình thành các tinh thể sắc như dao cạo, gây ra bệnh gout.
Nếu bạn dùng aspirin liều thấp để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đừng vị sợ mắc gout mà tự ý bỏ uống thuốc. Thay vào đó, hãy thay đổi các yếu tố nguy cơ khác gây ra bệnh gout (như các nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn). Nếu lượng axit uric của bạn vẫn cao, dùng thuốc có thế sẽ có ích cho bạn.
Trong những trường hợp đặc biệt, paracetamol hoặc ibuprofen cũng có thể giúp ích với những người dễ bị mắc gout.
Thuốc lợi tiểu giúp làm giảm huyết áp bằng cách đưa muối và nước ra khỏi cơ thể. Cùng lúc đó, thuốc cũng sẽ ngăn chặn việc đào thải axit uric từ thận, do đó, làm axit uric lắng đọng lại, gây ra gout.
Mặc dù việc chuyển sang dùng một loại thuốc hạ huyết áp khác có thể sẽ có ích, nhưng một số người huyết áp chỉ đáp ứng tốt khi dùng thuốc lợi tiểu. Trong những trường hợp này, phối hợp thuốc lợi tiểu với các loại thuốc làm giảm sản xuất axit uric của cơ thể , như allopurinol (Lopurin) hoặc febuxostat (Uloric) có thể sẽ có tác dụng. Tuy nhiên, chỉ có rất ít người phải dùng cả 2 loại thuốc này.
Mất nước có thể có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, và gout là một trong số đó.
Mất nước có thể làm tăng sự tập trung của axit uric trong máu. Ở những người nhạy cảm có thể dẫn đến những cơn đau do gout. Cố gắng uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày, đặc biệt là nếu bạn đã từng bị gout hoặc có các yếu tố nguy cơ khác.
Bệnh gout có lẽ là chưa đủ để làm bạn hạn chế ăn các loại thực phẩm không tốt cho bệnh gout như thịt, uống rượu và đồ uống có đường. Nhưng có một nguyên nhân khác cũng sẽ khiến bạn cân nhắc khi ăn những loại thực phẩm này: thừa cân. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc gout do kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều axit uric và do tắc nghẽn quá trình đào thải axit uric.
Duy trì một cân nặng hợp ý là bước quan trọng trước khi bạn có thể kiểm soát được lượng axit uric của mình.
Nếu bạn muốn giảm cả cân nặng và lượng axit uric xuống mức bình thường, thì hãy quên việc nhịn ăn đi! Cố gắng giảm cân bằng việc ăn kiêng có thể làm tăng nguy cơ bị gout của bạn. Nguyên nhân chính là do khi bạn ăn kiêng, lượng ketones trong cơ thể sẽ giảm xuống và ketones sẽ cạnh tranh với việc bài tiết axit uric.
Việc tăng nguy cơ mắc gout có thể là một hậu quả không mong muốn của giai đoạn mãn kinh. Nguyên nhân là do estrogen, hormone tham gia vào quá trình bài tiết axit uric ở thận, sẽ giảm xuống trong và sau thời kỳ mãn kinh. Tác dụng bảo vệ của loại hormone này có thể cũng là lý do cho việc phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ mắc gout thấp hơn so với nam giới cùng tuổi.
Sau khi mãn kinh, bạn nên thận trọng và tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh gout. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bạn có thể phòng tránh bệnh gout bằng cách uống cà phê, ăn anh đào và vitamin C.
Một chấn thương nhỏ như bị kẹp ngón cái có thể sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn là việc bạn chỉ bị đau trong vài phút.
Khớp bị tổn thương sẽ là điểm tích tụ axit uric lý tưởng và có thể dẫn đến những cơn đau do gout kéo dài trong vài tuần. Một chấn thương thậm chí có thể là nguyên nhân của các phản ứng viêm nhỏ, sau đó có thể dẫn đến các cơn đau do gout tại khớp bị chấn thương.
Thoái hóa khớp cũng có liên quan đến bệnh gout. Do vậy, bạn nên thận trọng và tránh các tai nạn gây kẹp ngón tay hoặc ngón chân, trẹo mắt cá hoặc gây áp lực quá lớn lên một khớp.
Mặc dù chưa có nghiên cứu tìm hiểu về ảnh hưởng của giày dép lên nguy cơ mắc gout, nhưng đi một đôi giày khiến bạn không thoải mái khôn gphải là một lựa chọn khôn ngoan. Nguy cơ mắc gout có thể sẽ tăng lên do sự phối hợp của nhiều yếu tố như có lượng axit uric cao, có các yếu tố nguy cơ mắc gout và đi một đôi giày không phù hợp với chân. Phụ nữ nên lựa chọn những đôi giày với gót thấp để giảm áp lực lên các ngón chân hoặc giảm thời gian đi giày cao gót.
Không may là, một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ mắc gout lại là yếu tố bạn không thể kiểm soát được. Khoảng 20% số người bị gout có tiền sử gia đình cũng bị bệnh này. Nếu gia đình bạn có tiền sử bị gout, bạn nên thận trọng và chú ý đến các yếu tố nguy cơ khác, đặc biệt là khi bạn lớn tuổi. Nam giới ở độ tuổi 40 thường có nguy cơ bị gout cao nhất, phụ nữ sau mãn kinh cũng sẽ gia tăng nguy cơ bị gout theo tuổi.
Tránh các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây ra bệnh gout có thể sẽ giúp bạn ngăn chặn được những cơn đau do loại bệnh viêm khớp này gây ra.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh