Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay có khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương.
Xương giúp nâng đỡ các cấu trúc cơ thể, khi xương bị suy yếu bạn cũng sẽ bị hạn chế vận động rất nhiều.
Loãng xương đồng nghĩa với xốp xương và giảm mật độ xương. Nếu xương bị loãng sẽ làm tăng nguy cơ bị gãy xương và chấn thương. Nguyên nhân gây loãng xương
Xương bình thường cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng.
Xương là một cơ quan luôn trong trạng thái liên tục đổi mới, xương mới sẽ liên tục được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi còn trẻ, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn, do đó khối lượng xương sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người đạt được khối lượng xương cao nhất vào khoảng năm 20 tuổi. Khi lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn được tạo ra, từ đó gây nên bệnh loãng xương.
Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm
Tình trạng mất xương (hay còn gọi là giảm mật độ xương) do bệnh loãng xương thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh có thể không biết mình mắc bệnh cho đến khi xương trở nên yếu đi, dễ gãy khi gặp những sang chấn nhỏ ví dụ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã.
Một số triệu chứng bao gồm:
Có những biện đơn giản bạn có thể thực hiện hàng ngày để giúp xương chắc khỏe và dự phòng loãng xương.
Luyện tập không chỉ giúp đốt mỡ tăng khối lượng cơ mà còn giúp xương khỏe hơn. Các bài tập sử dụng trọng lượng cơ thể có thể mang đến hiệu quả. Chúng tập cho cơ thể cách chống lại trọng lực kích thích tạo xương mới. Các bài tập aerobic, leo cầu thang, chạy bộ là những ví dụ về bài tập sử dụng trọng lượng cơ thể.
Các bài tập sức mạnh cũng giúp dự phòng loãng xương. Trong các bài tập này, cơ bắp co kéo xương mạnh mẽ, điều này kích thích xương phát triển mạnh mẽ. Một số bài tập phổ biến như squat, push up, burpee
Vitamin D giúp hấp thu canxi trong cơ thể. Xương cùa chúng ta được tạo nên chủ yếu từ canxi. Khi cơ thể thiếu canxi cho các chức năng khác, cơ thể sẽ huy động canxi từ xương để bù đắp.
Tăng cường ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng để bổ sung vitamin D tự nhiên. Ăn cá, pho mát và trứng cũng là một cách hiệu quả bổ sung vitamin D. Các bác sĩ cũng có thể bổ sung vitamin D liều cao hoặc liều hằng ngày tùy vào tình trạng dinh dưỡng của bạn.
Các thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa, thực vật màu xanh đậm, đậu đỗ…
Hút thuốc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hormone estrogen làm tăng gấp đôi nguy cơ mất xương và gãy xương. Các đồ uống có ga làm gây mất cân bằng nồng độ phốt pho ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương hoặc bạn cảm thấy xương trở nên yếu hơn, bạn nên kiểm tra mật độ xương. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, việc phát hiện sớm các bất thường sẽ giúp điều trị hiệu quả và giảm chi phí cũng như các biến chứng nặng nề sau này.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh