ĐẠI CƯƠNG
Đau khớp đốt ngón tay có nhiều nguyên nhân gây ra, thường đau khớp đốt ngón tay là một trong nhiều vị trí khớp bị viêm trong các bệnh như: viêm khớp dạng thấp, gút, Lupus, viêm cột sống dính khớp, đôi khi trong thoái hóa khớp. Tuy nhiên, nếu chỉ có viêm khớp đốt ngón tay đơn độc, thì cần phải làm chẩn đoán nguyên nhân trước khi có chỉ định tiêm corticoid tại chỗ, trong đó phải xác định hoặc loại trừ viêm khớp do nhiễm khuẩn, do lao khớp là những nguyên nhân cũng rất thường gặp.
Liệu trình tiêm khớp đốt ngón tay cũng giống như tiêm khớp nói chung là: tiêm 1- 2 mũi tiêm/ 1 lần điều trị (khoảng cách 2 mũi tiêm là 7-10 ngày), có thể tiêm nhắc lại sau ít nhất 3 tháng và 1 năm không quá 4 lần tiêm cùng vị trí.
Ngoài kỹ thuật tiêm khớp mù, còn có kỹ thuật tiêm nội khớp dưới hướng dẫn của siêu âm. Đây là một kỹ thuật tiêm nội khớp ảm bảo độ chính xác và an toàn cao hơn so với tiêm khớp mù.
CHỈ ĐỊNH
Đau khớp đốt gón tay trong các trường hợp có bệnh kèm theo dưới ây mà tổn thương khớp gi áp ứng kém hiệu quả dù đã dùng điều trị thuốc toàn thân đúng phác đồ, đúng liều lượng.
Thoái hoá khớp đốt ngón tay.
Viêm khớp dạng thấp có tổn thương khớp đốt ngón tay.
Gút.
Bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến, viêm khớp mạn tính thiếu niên... có tổn thương khớp đốt ngón tay.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Viêm khớp đốt ngón tay nhiễm khuẩn: viêm khớp mủ, lao khớp.
Tổn thương khớp đốt ngón tay do bệnh lý thần kinh, bệnh máu.
Nhiễm khuẩn ngoài da vùng quanh khớp gi,nhiễm nấm... khi tiêm có nguy cơ đưa vi khuẩn, nấm vào trong khớp đốt ngón tay.
Cơ địa suy giảm miễn dịch.
Lưu ý: thận trọng với bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh máu- cần theo dõi sau tiêm ít nhất 60 phút. Chỉ thực hiện thủ thuật khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.
CHUẨN BỊ
Cán bộ chuyên khoa
01 Bác sỹ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp và chứng chỉ tiêm khớp; chứng chỉ siêu âm.
01 Điều dưỡng.
Phương tiện
01 máy siêu âm có đầu dò Linear 5-9MHz.
Túi bọc đầu dò siêu âm.
Găng vô khuẩn.
Kim tiêm 20G, bơm tiêm 5 ml.
Thuốc tiêm khớp: Depo medrol 40 mg hoặc Hydrocotisol aceta 125 mg.
Bông, cồn iod sát trùng, panh, băng dính.
Chuẩn bị bệnh nhân
Người bệnh được giải thích trước khi làm thủ thuật.
Có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
Hồ sơ bệnh án, đơn thuốc
Theo mẫu quy định.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Thực hiện tại phòng thủ thuật xương khớp vô khuẩn theo quy định.
Bác sỹ kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc đơn về chỉ định, chống chỉ định.
Bác sỹ kiểm tra máy siêu âm và đầu dò
Điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhân ở tư thế nằm, gi duỗi thẳng để trên một chiếc gi thấp.
Bác sỹ xác định vị trí đặt đầu dò theo mặt thẳng ở vị trí trên xương bánh chè, bên ngoài gân cơ tứ đầu đùi theo mặt cắt song song với xương đùi; hoặc để đầu dò tại vị trí trên ngoài xương bánh chè theo mặt cắt vuông góc với xương đùi để đưa kim vào ổ khớp an toàn, thuận lợi. - Bác sỹ sát trùng tay, đi găng vô khuẩn
Bác sỹ bọc đầu dò bằng găng vô khuẩn
Điều dưỡng sát khuẩn bằng cồn iod tại vị trí tiêm.
Bác sỹ đưa kim vào vị trí đã xác định, tiêm thuốc vào ổ khớp dưới hướng dẫn của siêu âm, rút píttông kiểm tra xem kim có vào mạch máu hay không, nếu không có thì tiêm thuốc vào ổ khớp dưới hướng dẫn của siêu âm.
Điều dưỡng sát khuẩn, băng tại chỗ
Điều dưỡng dặn dò bệnh nhân sau làm thủ thuật: bệnh nhân không cho nước tiếp xúc với vị trí tiêm và hạn chế vận động khớp trong vòng 24h. Sau 24h mới bỏ băng dính và rửa nước bình thường vào chỗ tiêm
THEO DÕI
Chỉ số theo dõi: mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong 24 h
Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra (bên dưới) sau 24 h.
Theo dõi hiệu quả điều trị
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Đau tăng sau khi tiêm 12-24 giờ: do phản ứng viêm màng hoạt dịch với tinh thể thuốc (viêm khớp vi tinh thể), thường khi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung thuốc chống viêm, giảm đau.
Nhiễm khuẩn do thủ thuật khớp tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch => điều trị kháng sinh.
Biến chứng muộn: teo da, mất sắc tố da tại chỗ tiêm do tiêm nhiều lần vào một vị trí, hoặc tiêm quá nông. => Lưu ý không để thuốc trào ra khi vị trí tiêm. Nếu đã có tai biến, không cần xử trí gì thêm. Cần báo trước cho bệnh nhân để tránh hoang mang.
Biến chứng hiếm gặp: tai biến do bệnh nhân quá sợ hãi- biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm, do tiêm thuốc vào mạch máu hoặc tiêm quá nhanh: bệnh nhân choáng váng, vã mồ hôi, ho khàn, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn...
Xử trí: đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ y tế, quy trình kỹ thuật bệnh viện.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh