✴️ Quy trình kỹ thuật tiêm khớp thái dương hàm

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Khớp thái dương hàm là một khớp nhỏ. Thường hay gặp viêm khớp thái dương hàm không đặc hiệu, có thể không tìm được nguyên nhân. Việc điều trị bằng tiêm corticoid tại chỗ rất có hiệu quả. Tuy nhiên kỹ thuật viêm khớp thái dương hàm là một kỹ thuật khó, dễ gặp tai biến do tiêm phải dây thần kinh tam thoa.

 

CHỈ ĐỊNH

Tiêm khớp thái dương hàm trong các trường hợp có bệnh kèm theo dưới đây mà tổn thương khớp áp ứng kém hiệu quả với điều trị thuốc toàn thân đúng phác đồ, đúng liều lượng:

Viêm khớp thái dương hàm, hay gặp trong một số bệnh lý sau: thoái hoá khớp, loạn năng khớp thái dương hàm (do sai lệch cung răng), viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến, viêm khớp mạn tính thiếu niên... ) viêm khớp sau chấn thương (không có tràn máu khớp do chấn thương), bệnh gút và bệnh giả gút khác.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không được áp dụng tiêm khớp cho các trường hợp: viêm khớp nhiễm khuẩn (viêm khớp mủ, lao khớp), u xương khớp (lành tính và ác tính), tổn thương khớp do bệnh lý thần kinh, bệnh máu, nhiễm khuẩn ngoài da vùng tiêm khớp.

Thận trọng chỉ định tiêm khớp đi với bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh máu, nhiễm nấm, suy giảm miễn dịch (HIV).

 

CHUẨN BỊ

Cán bộ chuyên khoa 

01 bác sỹ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp và chứng chỉ tiêm khớp.

01 điều dưỡng.

Phương tiện

Phòng tiêm khớp đạt tiêu chuẩn chuyên môn.

Hộp thuốc chống sốc theo quy định. Hộp đựng dụng cụ vô trùng (xăng có lỗ, kẹp có mấu, bông băng gạc...).

Kim tiêm 25G (0,5 x 25mm).

Bơm tiêm nhựa 3 – 5 ml (loại dùng 1 lần).

Bông cồn 70o, dung dịch Betadin hoặc cồn iod, băng dính y tế/ hoặc băng dính Urgo.

Thuốc: thường dùng corticoid loại nhũ dịChỉ địnhư hydrocortison acetat (nồng độ 1ml = 25mg), Depo-Medrol (methyl prednisolon acetat, nồng độ 1ml = 40mg) hoặc Diprospan (1ml = 5mg betamethasone dipropionate hoặc 2mg betamethasone sodium phosphate).

Người bệnh

Cần được kiểm tra chẩn đoán xác định, các chỉ định, chống chỉ định

Giải thích bệnh nhân: mục đích, tai biến của thủ thuật; ký giấy cam đoan làm thủ thuật.

Làm các xét nghiệm cơ bản như chụp Xquang khớp thái dương hàm, chụp tim phổi thẳng, các xét nghiệm huyết học, sinh hóa cơ bản, điện tâm đồ.

Hồ sơ bệnh án

Theo mẫu quy định.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thực hiện tại phòng thủ thuật xương khớp vô khuẩn theo quy định

Kiểm tra Hồ sơ bệnh án hoặc đơn về Chỉ định, Chống chỉ định

Các bước:

Tư thế: bệnh nhân ngồi hoặc nằm nghiêng đi bên với khớp định tiêm, miệng há.

Xác định vị trí tiêm: là điểm ở trước gờ bình tai 1,5 cm, bờ dưới phía sau cùng của mỏm xương gò má.

Kỹ thuật tiêm: mũi kim đi thẳng vuông góc với mặt da, đi sâu vào trong khoang khớp khoảng 1cm. Bảo bệnh nhân khẽ há miệng có thể thấy đầu kim di động theo, như vậy kim đã vào đúng khe khớp. Hút thử không có máu và bệnh nhân không có cảm giác đau như điện giật hoặc xé da theo vị trí chi phi của dây thần kinh tam thoa (mô tả phần tai biến), tiêm vào khớp 0,2 - 0,3 ml corticoid.

Chăm sóc bệnh nhân ngay sau tiêm

Băng chỗ tiêm, hướng dẫn bệnh nhân ch đủ động há miệng vài 3 lần.

Dặn bệnh nhân giữ khô vị trí tiêm trong 24 giờ.

Hướng dẫn bệnh nhân sau 24 giờ mới bỏ băng dính, có thể rửa nước bình thường vào chỗ tiêm.

 

THEO DÕI

Chỉ số theo dõi: mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong 24 giờ.

Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra sau 24 giờ.

Theo dõi hiệu quả điều trị.

 

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Đau tăng sau khi tiêm 12-24 giờ: do phản ứng viêm màng hoạt dịch với corticoid, thường khi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung thuốc giảm đau paracetamol 0,5-2 g/ngày, mỗi lần ung 0,5g tùy mức độ đau.

Nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp do thủ thuật tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch; hút dịch khớp, làm xét nghiệm và điều trị kháng sinh.

Chọc kim vào dây thần kinh tam thoa (Bệnh nhân có cảm giác đau như điện giật hoặc xé da. Tổn thương nhánh thần kinh hàm trên thì đau xuất phát từ môi trên, lợi, răng hàm trên. Nếu đau nhánh thần kinh hàm dưới thì đau xuất phát từ cằm, răng hàm dưới) khi đó phải lập tức rút kim ra không được tiêm thuốc vào khe khớp.

Biến chứng hiếm gặp: tai biến do bệnh nhân quá sợ hãi, biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm: bệnh nhân choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn...

Xử trí: đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ y tế, quy trình kỹ thuật bệnh viện.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top