Viêm da cơ, viêm đa cơ tự miễn: Có tổn thương phổi kẽ, hoặc có viêm mạch nặng, hoặc đáp ứng kém với corticoid phối hợp với methotrexat.
Lupus ban đỏ có viêm cầu thận tiến triển, hội chứng thận hư... không đáp ứng với corticoid.
Viêm mạch hệ thống mức độ nặng.
Viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì toàn thể, viêm khớp vẩy nến đáp ứng kém với các thuốc điều trị cơ bản thông thường...
Quá mẫn với thành phần của thuốc.
Suy tủy trầm trọng.
Viêm bàng quang.
Tắc nghẽn niệu đạo.
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú (cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và tác hại).
Trong các chỉ định nêu trên, với bệnh nhân chức năng gan thận bình thường, liều truyền tĩnh mạch cyclophosphamid là 10 - 15mg/kg cân nặng (một bệnh nhân 50kg thường chỉđịnh liều 700mg cyclophosphamid mỗi lần truyền).
Nhằm tránh biến chứng chảy máu bàng quang do cyclophosphamid gây nên, cần truyền thêm natri 2 - mercapto ethan sulfonat. Liều mesna thông thường bằng 60-100% liều cyclophosphamid. Ngoài ra cần truyền dịch để tránh các tác dụng không mong muốn.
Thông thường, phác đồ bao gồm 6 liều, truyền tĩnh mạch mỗi 4 tuần/1 liều, sau đó cứ mỗi 3 tháng truyền nhắc lại một liều cyclophosphamid (10- 15mg/kg cân nặng) nhưđã nêu ở trên.
Quy trình cụ thể mỗi lần theo hướng dẫn dưới đây.
Ngày thứ nhất: Truyền tĩnh mạch các thuốc theo thứ tự sau (tốc độ XXgiọt/phút)
Ngày thứ hai và thứ ba: mỗi ngày truyền 2000ml các dịch sau:
Chú ý: trước hết cần hòa tan cyclophosphamid bằng 10ml nước cất (không dùng nước muối sinh lý), rồi mới bơm vào chai 500ml glucose 5%.
Cần theo dõi tế bào máu ngoại biên, điện giải đồ: Sau truyền lần đầu 3-5 ngày (nếu xuất hiện bạch cầu máu giảm dưới 3000/mm3, cần theo dõi hàng ngày hoặc mỗi hai ngày); mỗi hai tuần nếu điều trị lâu dài.
Tình trạng viêm, chảy máu, ung thư bàng quang: tiểu buốt rắt, tiểu đỏ. Trường hợp có đái máu đại thể, cần ngừng truyền cyclophosphamid) và truyền nốt liều Mesna và dịch.
Nhằm tránh rụng tóc, nên chườm nước đá lạnh lên đầu trong khi truyền cyclophosphamid.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh