✴️ Rối loạn cơ xương khớp có nguy hiểm không?

Nội dung

Rối loạn cơ xương khớp là gì?

Là tình trạng một hoặc nhiều bộ phận của hệ cơ xương khớp bị đau, sưng, viêm… làm hạn chế các chức năng thông thường, đồng thời giảm hoạt động của các vùng lân cận.

Rối loạn cơ xương khớp gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt

Những đối tượng dễ bị rối loạn cơ xương khớp:

– Người lớn tuổi: sau thời gian càng dài, cơ thể càng yếu và suy thoái hơn nên dễ gặp bị tổn thương và hoạt động kém.

– Người lao động chân tay, lao động nặng: có nguy cơ gặp các chấn thương thường xuyên.

– Vận động viên: thường làm một động tác nhiều lần, luyện tập quá sức, vận động chủ yếu bằng một hoặc một số bộ phận trên cơ thể khiến cho bộ phận đó có khả năng co giãn kém theo thời gian.

– Người lái xe: làm việc trong môi trường căng thẳng, vận động tay nhiều có thể gây rối loạn cơ xương khớp.

– Điều dưỡng viên: đứng nhiều, hoạt động tay và lưng nhiều dễ bị đau cơ, đau khớp.

Triệu chứng của rối loạn cơ xương khớp

Triệu chứng của bệnh rất rõ rệt.

– Đau, sưng các khớp và cơ. Cứng khớp, cứng cơ. Yếu cơ, mệt mỏi.

– Đau thành cơn, đau âm ỉ, đau tái phát nhiều lần.

– Đau một bộ phận hoặc đau toàn thân.

– Bị hạn chế vận động, khó cử động, khó đi lại.

Càng để lâu, các triệu chứng càng dữ dội và gây ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và sinh hoạt của người bệnh.

Nguyên nhân gây rối loạn cơ xương khớp

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên.

– Tuổi tác: Trẻ trong tuổi dậy thì và người lớn tuổi dễ bị rối loạn cơ xương khớp. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi tác.

– Nghề nghiệp: Những người làm công việc ít vận động, hoặc hay vận động quá sức, vận động nhiều thường đau cơ xương khớp sau một thời gian làm việc.

– Mức độ hoạt động: Lười hoạt động khiến cơ xương khớp bị giảm khả năng vận động, ít linh hoạt. Hoạt động quá nhiều khiến cơ xương khớp bị co giãn liên tục, dễ viêm, đau, đứt…

– Lối sống: Sinh hoạt không điều độ, ăn uống thiếu chất (đặc biệt là protein, canxi và vitamin), sử dụng chất kích thích có hại cho xương khớp, thiếu ngủ và thức khuya đều kích thích sự thay đổi cơ chế hoạt động của cơ thể, gây ra rối loạn chức năng các bộ phận.

Cách phòng và điều trị bệnh

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có các cách phòng và trị rối loạn cơ xương khớp dưới đây.

Thay đổi lối sống

– Chế độ dinh dưỡng giàu protein (thịt, trứng, sữa), canxi (xương, cá, tôm), vitamin và khoáng chất (rau xanh, hoa quả, sinh tố)…

– Hạn chế các thực phẩm không tốt cho cơ xương khớp như : rượu, bia, chất kích thích…

– Ăn ngủ điều độ, không thức quá khuya, không làm việc quá sức, không tạo áp lực hay stress.

Vật lí trị liệu kết hợp phục hồi chức năng

– Nghỉ ngơi khi rối loạn nặng.

– Vận động nhẹ nhàng, vừa sức để hệ vận động co giãn tốt.

– Tập các bài tập trị liệu theo chỉ định của các sĩ để chức năng của hệ cơ xương khớp được điều hòa.

Dùng tân dược

Thuốc ngoài da: thuốc bôi giảm đau, cao dán giảm đau kháng viêm…

Thuốc uống: ngày nay có nhiều loại thuốc giúp ngăn chặn các triệu chứng rối loạn cơ xương khớp.

– Thuốc bổ sung canxi, nâng cao chất lượng xương khớp: glucosamin, chondroitin, curcumin…

– Thuốc giảm đau, giảm viêm: paracetamol, acetaminophen, ibuprofen…

– Thuốc kháng sinh.

– Vitamin nhóm D, nhóm B…

Đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các tình trạng bệnh lý. Nếu có các dấu hiệu của rối loạn xương khớp, cần tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định phác đồ điều trị hợp lí.

Đi khám nếu thấy các dấu hiệu bệnh lí

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top