Các chuyên gia cho biết, hút thuốc từ khi còn trẻ có thể tăng khả năng bị mật độ xương thấp, điều này có thể dẫn tới tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương.
Raju Vaishya, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình cao cấp tại bệnh viện Indraprastha Apollo cho biết: “Hút thuốc có tác dụng tiêu cực lên xương, gây mất khối xương và cuối cùng là loãng xương sớm”.
Hút thuốc là một thói quen thường bắt đầu từ những năm học phổ thông hoặc đại học, thời điểm xương vẫn đang phát triển. Nó cũng cản trở sự hấp thu canxi và vitamin D trong cơ thể.
Bên cạnh đó, trong trường hợp bị gãy xương, người hút thuốc cũng khó phục hồi hơn và nguy cơ biến chứng lớn hơn.
Hút thuốc trong độ tuổi xương đang phát triển khiến bạn có nguy cơ bị loãng xương sau này. Hút thuốc sau 30 tuổi sẽ đẩy nhanh tốc độ giảm khối xương nhanh hơn gần 2 lần.
Trong nghiên cứu này, hút thuốc được cho là yếu tố nguy cơ độc lập làm giảm mật độ xương ở cả nam và nữ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh