✴️ Một số sản phẩm không cần kê đơn giúp điều trị bàn chân đái tháo đường

Ước tính có 1 trên 4 bệnh nhân đái tháo đường phát triển các biến chứng ở bàn chân tại một thời điểm nào đó. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân đái tháo đường dễ bị các vấn đề về bàn chân, chủ yếu là do bệnh về thần kinh và bệnh mạch máu ngoại vi (PVD). Bệnh lý thần kinh gây ra sự mất cảm giác ở bàn chân, dẫn đến việc không cảm thấy khó chịu hay đau đớn, có nghĩa là bệnh nhân có thể không phát hiện được các thương tổn  hoặc kích ứng. Lưu thông kém do PVD làm giảm khả năng chữa lành, có thể làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng. Bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là những người bị đái tháo đường kiểm soát kém, dễ bị các biến chứng liên quan đến bàn chân (Bảng 1).

BẢNG 1. VÍ DỤ VỀ CÁC VẤN ĐỀ BÀN CHÂN THƯỜNG GẶP Ở NHỮNG BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Bệnh lý thần kinh
Bàn chân  vận động viên
Nhiễm nấm móng
Tuần hoàn kém
Vết chai ở chân
Nứt và khô da
Mụn nước phồng
Vết loét chân
Ngón chân cong và Sưng khớp ngón chân cái
Móng chân mọc ngược
Mụn cóc lòng bàn chân

 

Thiếu sự chăm sóc thích hợp đối với bàn chân đái tháo đường có thể dẫn đến nhiễm trùng, loét bàn chân và cắt cụt. Ước tính có khoảng 85%  cắt cụt chi có thể phòng ngừa được khi bệnh nhân nhận được sự giáo dục liên tục về chăm sóc bàn chân hàng ngày và sự can thiệp sớm. May mắn là, nhiều biến chứng ở bàn chân liên quan đến bệnh đái tháo đường có thể được điều chỉnh hoặc ngăn ngừa nếu phát hiện sớm và được điều trị đúng cách. Mục tiêu chính của việc chăm sóc bàn chân đái tháo đường là ngăn chặn các biến chứng. Các phương pháp phòng ngừa bao gồm giáo dục, tham gia và tuân thủ của bệnh nhân; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra chân, móng tay và chăm sóc da hàng ngày và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì kiểm soát đường huyết chặt chẽ.

Là một trong những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe dễ tiếp cận nhất, Dược sĩ có vị trí quan trọng trong việc giáo dục bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là những người mới mắc bệnh, về bản chất quan trọng của việc chăm sóc bàn chân đái tháo đường thường xuyên để trì hoãn hoặc ngăn ngừa biến chứng.

Tầm quan trọng của việc chăm sóc bàn chân đái tháo đường

Tất cả bệnh nhân đái tháo đường nên được khám tổng quát bàn chân hàng năm, theo Tiêu chuẩn Chăm sóc Y tế của Hiệp hội đái tháo đường Mỹ năm 2018 (ADA) về bệnh đái tháo đường-2018. Các khuyến nghị khác cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến chăm sóc bàn chân đái tháo đường bao gồm:

  • Kiểm tra chân của bệnh nhân tại mỗi lần khám.
  • Tìm các dị tật chân, kiểm tra da, và thực hiện đánh giá thần kinh và mạch máu, bao gồm cả mạch ở chân và bàn chân tại mỗi lần kiểm tra.
  • Cung cấp giáo dục tự chăm sóc bàn chân để phòng ngừa tổng quát cho bệnh nhân.
  • Cung cấp kiểm tra bàn chân toàn diện hàng năm để xác định các yếu tố nguy cơ tiên đoán được cắt cụt và loét.
  • Tư vấn những bệnh nhân hút thuốc và / hoặc có bất thường về cấu trúc hoặc có tiền sử biến chứng chi dưới trước đó đến gặp các chuyên gia chăm sóc bàn chân để tiếp tục chăm sóc phòng ngừa và theo dõi suốt đời, nếu được cho phép.
  • Sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành cho bệnh nhân bị loét bàn chân và bàn chân có nguy cơ cao, đặc biệt là những người có tiền sử cắt cụt hoặc loét từ trước.

BẢNG 2. VÍ DỤ VỀ SẢN PHẨM KHÔNG KÊ ĐƠN CHĂM SÓC BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Tên sản phẩm Nhà sản xuất
Anastasia Diapedic Hand and Body Cream Ames Walker
Diabet-X Callus Treatment

 

Diabet-X Daily Prevention Therapy

Diabet-X Therapeutie Body Lotion

FNC Medical Corp
Flexitol Heel Balm Lacorium health
Gold Bond Diabetics Dry

 

Skin Relief Foot Creanm

Diabetics’ Dry Skin Relief

Chattem Inc
Herbacin Foot Care Cream Herbacin USA
Jeval Medical Diabetic Foot Cream Jeval Medical Laboratories Ltd
MagniLife Diabetic Pain Relief Foot Cream

 

MagniLife Diabetic

Antifungal Foot Cream

Magni Group Inc
Magni Group Inc Neoteric Cosmetic Inc
Pedifix Diabetic Defense

 

Daily Therapy Foot Wash

Pedifix Deep Healing Foot Crearn

PediFix, Inc
Zim’s Max Crème Formula for Diabetics Kobayashi LLC

 

Sản phẩm không kê đơn

Có nhiều sản phẩm da liễu dùng ngoài không kê đơn được bán trên thị trường cho chăm sóc bàn chân đái tháo đường thường quy, và thành phần của chúng bao gồm chất làm sạch, kem và kem dưỡng (Bảng 2).

BẢNG 3. KHUYẾN CÁO CHO CHĂM SÓC BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  • Giữ mức đường huyết trong phạm vi mục tiêu và kiểm soát glucose như đã được hướng dẫn.
  • Kiểm tra bàn chân hằng ngày để phát hiện bất kì sự thay đổi nào, tìm kiếm các vết chai, vảy, vết nứt, vết cắt, các mảnh và chỗ sưng ở bàn chân.
  • Duy trì việc kiểm tra chăm sóc bàn chân toàn diện đều đặn với nhà chăm sóc sức khỏe.
  • Rửa chân hằng ngày bằng nước ấm. Để tránh nhiễm trùng, lau chân thật khô, đặc biệt là giữa các ngón chân.
  • Tuân thủ uống thuốc theo toa và chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo.
  • Thoa kem dưỡng lên đầu và cuối bàn chân chứ không phải giữa ngón chân, do có thể khiến vi khuẩn phát triển. Điều này giúp ngăn sự nứt và khô da.
  • Giữ móng chân ngắn, cắt móng chân thẳng theo móng và tỉa nhẹ xung quanh rìa của móng.
  • Không được chườm miếng dán giữ nhiệt hay chai nước nóng lên bàn chân.
  • Nâng đỡ chân khi có thể và tránh đứng một tư thế trong thời gian dài để tăng sự lưu thông tốt đến phần chi dưới.
  • Không dùng các thuốc khử trùng lên chân, vì các tác nhân này có thể gây bỏng hoặc tổn thương da.
  • Luôn mang giày và tất vừa vặn, thoải mái.
  • Không đi chân trần, đặc biệt là khi ra ngoài để tránh tổn thương bàn chân. Giữ nền nhà không có các vật nhọn sắc để tránh bị thương.
  • Hỏi các nhà cung cấp bảo hiểm về về việc chi trả bảo hiểm chăm sóc y tế cho các loại giày chuyên dụng.
  • Không cố gắng loại bỏ các vết chai mà không có sự tư vấn của nhà chăm sóc sức khỏe ban đầu.
  • Luôn liên lạc với nhà chăm sóc sức khoẻ ban đầu của bạn nếu chân có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc vết thương không có dấu hiệu lành hoặc tệ hơn

Trước khi giới thiệu bất kỳ sản phẩm không kê đơn nào để chăm sóc bàn chân hàng ngày, Dược sĩ nên xác định xem bệnh nhân có gặp phải bất kỳ vấn đề nào cần được nhà cung cấp chăm sóc ban đầu kiểm tra để tránh các biến chứng về sau. Khi tư vấn cho bệnh nhân về sản phẩm chăm sóc bàn chân đái tháo đường, Dược sĩ cũng có thể nhân cơ hội nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị và duy trì kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tính chất quan trọng của chăm sóc bàn chân hàng ngày và kiểm tra da, và duy trì thăm khám thường xuyên với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top