✴️ Tê tay: dấu hiệu cảnh báo hội chứng ống cổ tay

Vận động cổ tay nhiều như đánh máy, đánh tennis, đánh cầu,… nhiều người thường có dấu hiệu tê tay nhưng thường chủ quan bỏ mà không biết tê tay chính là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ống cổ tay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của bàn tay.

 

1. Tê tay: dấu hiệu cảnh báo hội chứng ống cổ tay

Tê tay là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ống cổ tay đầu tiên, biểu hiện cụ thể như sau:

Tê ở lòng bàn tay rồi lan ra các ngón, thường nhất là ngón trỏ và ngón giữa. Nhưng cũng có người cảm thấy tê ở tất cả các ngón tay, nhưng ngón trỏ và ngón giữa thì tê nhiều hơn.

Tê tay: dấu hiệu cảnh báo hội chứng ống cổ tay

 

Thường xuất hiện khi vận động tay liên tục trong thời gian dài.

Bệnh thường khởi đầu ở một tay, đa phần ở tay thuận trước. Về sau có thể tay còn lại cũng tê. Sau một thời gian không được chữa trị, dần dần có rối loạn vận động, biểu hiện bằng yếu và teo khối cơ ở lòng bàn tay.

 

2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay bao gồm:

Giới tính: nữ giới thường có khả năng mắc hội chứng ống cổ tay cao hơn nam giới;

Viêm đa khớp dạng thấp;

Mất cân bằng dịch trong cơ thể;

Đã từng bị trật khớp hoặc gãy khớp cổ tay trước đây;

Bệnh mãn tính gây biến chứng lên thần kinh như tiểu đường;

Môi trường làm việc dùng những dụng cụ làm rung, hay làm những công việc lăp đi lăp lại.

 

3. Điều trị triệu chứng tê tay do hội chứng ống cổ tay gây ra

3.1. Điều trị nội khoa

Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc bổ dưỡng cho dây thần kinh. Tùy từng bệnh nhân, tình trạng tiến triển của bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ chỉ định thuốc điều trị phù hợp tránh  những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

3.2. Điều trị phẫu thuật

Phương pháp này giúp giải quyết triệt để tình trạng tê tay hơn. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở cổ tay để giải phóng dây thần kinh ra khỏi ống cổ tay. Đây là một phẫu thuật thường làm, thường chỉ cần gây tê tại chỗ, bệnh nhân thậm chí không cần nằm viện. Đa số sau mổ khỏi hoàn toàn.

Thăm khám để điều trị hiệu quả hội chứng ống cổ tay

Tuy nhiên, những trường hợp nặng hay đã bị liệt cơ gò cái thì phẫu thuật giải ép cũng không giải quyết được. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu tê tay, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định điều trị đúng cách, kịp thời hiệu quả.

Các bệnh lý xương khớp thường khó phát hiện, tuy không ngay lập tức đe dọa đến tính mạng nhưng người bệnh khi mắc các bệnh lý xương khớp đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gặp khó khăn trong điều trị, tốn kém chi phí. Vì vậy để phòng ngừa các bệnh lý xương khớp, việc thăm khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết. Theo đó, bạn nên chủ động thăm khám 1-2 lần 1 năm đồng thời kết hợp tập luyện thể thao thường xuyên, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là canxi và vitamin D.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top