Thông thường, viêm amidan xảy ra ở cả hai bên vòm họng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, amidan có thể bị sưng to chỉ ở một bên, tạo ra hình ảnh bên to – bên nhỏ khi quan sát bằng mắt thường.
Hiện tượng này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng các nhóm đối tượng sau có nguy cơ cao hơn:
Người hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia thường xuyên.
Người có tiền sử trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh hô hấp mạn tính.
Người suy giảm miễn dịch (ví dụ: nhiễm HIV).
Người sống trong môi trường lạnh, ẩm ướt, hoặc tiếp xúc lâu dài với khói bụi.
Tình trạng amidan bị sưng 1 bên có thể gặp ở bất kỳ ai
Vệ sinh răng miệng kém: Thức ăn dư thừa đọng lại trong hốc amidan là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển không đồng đều giữa hai bên.
Yếu tố môi trường: Khói bụi, vi khuẩn từ không khí có thể tiếp xúc trực tiếp với amidan và gây viêm.
Thay đổi thời tiết đột ngột: Làm suy giảm miễn dịch tại chỗ, tăng nguy cơ bội nhiễm.
Các nguyên nhân bệnh lý khác:
Sỏi amidan: Vôi hóa dịch và mảnh vụn trong hốc amidan tạo thành sỏi.
Áp-xe quanh amidan
Phì đại hạch lympho, ung thư amidan
Hơi thở có mùi hôi khó chịu cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh
Người bệnh có thể tự quan sát hoặc được phát hiện qua thăm khám lâm sàng với các dấu hiệu sau:
Amidan một bên sưng to, đỏ, có thể có mủ (chấm trắng hoặc vàng).
Nuốt đau, cảm giác vướng, khó nuốt, ăn uống kém.
Sốt nhẹ hoặc sốt cao (>38°C).
Hơi thở có mùi hôi, lưỡi trắng, khô miệng.
Ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ (do tắc nghẽn đường thở).
Đau đầu, mệt mỏi, chán ăn.
Một chế độ ăn uống khoa học cũng giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh
Viêm amidan cấp tính một bên:
Điều trị nội khoa tại nhà với thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, kết hợp nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý.
Thường tự khỏi sau 4–5 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.
Viêm amidan mạn tính hoặc quá phát một bên:
Cần khám chuyên khoa Tai Mũi Họng.
Nếu tái phát nhiều lần hoặc không đáp ứng điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định cắt amidan.
Chế độ ăn uống lành mạnh:
Tránh thực phẩm quá lạnh, cay nóng.
Uống nhiều nước, bổ sung vitamin C, A, E.
Vệ sinh răng miệng:
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
Súc họng bằng nước muối sinh lý ấm sau ăn và trước khi ngủ.
Bảo vệ đường hô hấp:
Đeo khẩu trang khi ra đường.
Tránh khói thuốc lá, bụi mịn.
Tăng cường đề kháng:
Tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày.
Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng kéo dài.
Tình trạng amidan sưng một bên có thể là biểu hiện của viêm nhiễm thông thường nhưng cũng có thể gợi ý bệnh lý nghiêm trọng hơn như áp-xe, u lympho hoặc ung thư. Do đó, người bệnh cần được thăm khám chuyên khoa nếu triệu chứng kéo dài, tái phát hoặc có biểu hiện toàn thân bất thường.
Phát hiện sớm – Điều trị kịp thời – Phòng ngừa đúng cách là nguyên tắc vàng trong kiểm soát bệnh lý amidan nói chung và tình trạng sưng một bên nói riêng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh