Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là là biểu hiện của thương tổn trên bề mặt sụn khớp, do tác động của nhiều nguyên nhân làm cho bề mặt sụn khớp bị hư.
Ai có nguy cơ bị thoái hóa khớp?
Nguy cơ thoái hóa khớp tăng dần theo độ tuổi nhưng vẫn có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi.
Nguy cơ thoái hóa khớp tăng dần theo độ tuổi nhưng vẫn có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi. Theo thống kê của Arthritis Foundation, có hơn 27 triệu người Mỹ bị thoái hóa khớp, trong đó khớp gối là vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất. Phụ nữ có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn nam giới.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Nguyên nhân phổ biến nhất gây thóa hóa khớp gối là tuổi tác, sự lão hóa. Tuy nhiên cũng có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển thoái hóa khớp đáng kể ở tuổi sớm hơn:
- Tuổi tác: khả năng sụn xương có thể tự chữa lành giảm xuống khi cơ thể bắt đầu già đi.
- Cân nặng: cân nặng cơ thể tạo áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối.
- Di truyền: các đột biến di truyền có thể làm cho một người có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn người khác hoặc cũng có thể do dị dạng xương bao quanh khớp gối di truyền.
- Giới tính: phụ nữ từ 55 tuổi trở lên thường có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới.
- Các chấn thương liên tục lặp đi lặp đi: những người hoạt động trong một số ngành nghề nhất định có thể gia tăng áp lực cho khớp gối, chẳng hạn như quỳ, ngồi xổm, nâng vật nặng… sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối.
- Các hoạt động thể thao: vận động viên tham gia vào các môn thể thao như bóng đá, quần vợt, hoặc chạy đường dài có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn.
- Một số bệnh lý khác: những người bị viêm khớp dạng thấp, loại viêm khớp phổ biến thứ hai, cũng có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Các trường hợp bị rối loạn chuyển hóa nhất định như tình trạng thừa sắt hoặc hormone tăng trưởng quá mức, cũng có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp.
Triệu chứng thoái hóa khớp
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của thoái hóa khớp bao gồm:
- Đau tăng lên khi người bệnh vận động và giảm dần khi nghỉ ngơi.
- Sưng
- Có cảm giác ấm nóng trong khớp.
- Đầu gối cứng, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi người bệnh ngồi xuống.
- Đầu gối giảm khả năng di động khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi lên xuống xe ô tô, leo cầu thang hoặc đi bộ.
- Có tiếng lục khục khi đầu gối di chuyển.
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, hỏi người bệnh về các triệu chứng, tiền sử bệnh của cá nhân và gia đình. Ngoài ra người bệnh có thể sẽ phải thực hiện thêm một số xét nghiệm như:
- Chụp X quang
- Chụp cộng hưởng tử
Xét nghiệm máu cũng có thể được chỉ định để loại trừ các tình trạng khác có các triệu chứng tương tự như viêm khớp dạng thấp.
Điều trị thoái hóa khớp gối
Mục tiêu chính của điều trị thoái hóa khớp gối là giảm đau, khôi phục khả năng vân động cho người bệnh:
- Giảm cân: giảm cân có thể làm giảm bớt đau đầu gối do thoái hóa khớp đầu gối.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: giúp tăng cường các cơ xung quanh đầu gối làm cho khớp ổn định hơn và giảm đau. Các bài tập kéo giãn giúp giữ cho đầu gối di động và linh hoạt.
- Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm: nên sử dùng thuốc dưới sự tư vấn của bác sĩ. Không dùng thuốc tự do quá 10 ngày vì có thể gây ra những tác dụng phụ.
- Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic vào đầu gối: steroids là thuốc chống viêm mạnh. Axit hyaluronic thường có trong các khớp như một loại chất bôi trơn.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ đầu gối: khi đeo nẹp, lực tỳ lên gối, bệnh nhân sẽ giảm được triệu chứng đau, cải thiện chức năng gối, điều chỉnh được dáng đi.
- Vật lý trị liệu: phương pháp này cũng góp phần giảm đau, chữa tư thế xấu, duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, kết hợp làm tăng sức mạnh của cơ.
- Phẫu thuật: khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, phẫu thuật là một lựa chọn tốt.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp