✴️ Tương quan giữa viêm khớp vảy nến và viêm khớp thông thường

Viêm khớp là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả hơn 100 tình trạng gây đau khớp hoặc tổn thương khớp. Viêm xương khớp (OA) là loại viêm khớp phổ biến, nhưng cũng có một số khác biệt. 

Các triệu chứng như thế nào?

Triệu chứng viêm khớp vảy nến:

  • Đau, sưng khớp, cứng khớp (đặc biệt là sau khi nghỉ ngơi);
  • Ngón tay và ngón chân có hình dạng giống xúc xích;
  • Đau ở gân và dây chằng;
  • Mệt mỏi;
  • Mảng da dày, đỏ và có vảy, thay đổi hình dáng móng tay;
  • Giảm biên độ chuyển động;
  • Mắt đỏ, khó chịu, xuất hiện các vấn đề thị lực.

Các triệu chứng của PsA thường ảnh hưởng đến: Mắt cá chân, ngón tay, ngón chân, đầu gối, lưng dưới.

Triệu chứng viêm xương khớp:

     Các triệu chứng của viêm khớp khác nhau và phụ thuộc vào phần cơ thể bị ảnh hưởng. Các triệu chứng viêm khớp thường bao gồm:

  • Đau khớp và cứng (đặc biệt là sau khi nghỉ ngơi hoặc hoạt động quá mức)
  • Sưng khớp, giảm biên độ hoạt động (cải thiện khi hoạt động thường xuyên)
  • Xuất hiện tiếng răng rắc khi vận động khớp
  • Xuất hiện khác khối u gần các khớp bị ảnh hưởng
  • Thay đổi hình dạng khớp

     Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào nhưng thường xảy ra nhất ở: Ngón tay, khớp háng, đầu gối, lưng dưới, cổ, ngón chân

Phân biệt

Các triệu chứng chính sau đây có thể giúp phân biệt giữa PsA và OA:

Triệu chứng da: PsA liên quan đến bệnh vẩy nến gây ra phát ban da ngứa, đỏ và có vảy khiến da trở nên dày hơn và đỏ hơn, đồng thời xuất hiện các mảng da trắng bạc. Thay đổi về tính chất, màu sắc da ở bệnh PsA giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt.

Thay đổi về hình dạng móng tay: Bệnh vẩy nến và PsA có thể khiến móng bị rỗ hoặc bị tách rời khỏi giường móng tay. Ít nhất 80% những người có PsA có hiện tượng móng bị đổi màu, rỗ hoặc dày. Những người bị viêm khớp sẽ không xuất hiện tình trạng này.

Cấp tính: Các triệu chứng PsA thường trở nên trầm trọng hơn theo thời gian.

Các triệu chứng viêm khớp cũng có tình trạng cấp tính nhưng thường ổn định hơn, gây tổn thương sụn và dẫn đến biến dạng khớp.

Ngón tay và ngón chân bị sưng: PsA là tình trạng viêm gây ra sưng ngón tay và ngón chân khiến các ngón tay, chân có hình dạng giống với xúc xích.

Sưng không phải là một triệu chứng nổi bật của viêm khớp, mặc dù có tình trạng viêm quanh khớp bị ảnh hưởng.

Biến dạng khớp: Viêm khớp có liên quan đến sự phát triển của các gai xương tại các khớp bị ảnh hưởng làm cho khớp xuất hiện sai lệch hoặc biến dạng. Các khớp  cũng có thể gây ra âm thanh rệu rạo khi chúng ma sát do thiếu sụn.

Viêm trong PsA có thể ảnh hưởng đến việc kết nối gân vào xương.

Triệu chứng về mắt: Những người bị PsA có thể bị viêm và kích ứng mắt. Các triệu chứng khác của mắt bao gồm thay đổi thị lực và đau ở vùng mắt.

     viêm khớp vảy nến

Nguyên nhân là gì?

PsA là một tình trạng viêm do tự miễn. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ ràng nguyên nhân tại sao điều này xảy ra tuy nhiên, yếu tố di truyền và môi trường cũng đóng một vai trò trong quá trình bệnh này.

PsA thường ảnh hưởng đến những người mắc bệnh vẩy nến da. Khoảng 30% những người bị bệnh vẩy nến sẽ phát triển thêm PsA. Triệu chứng ở da thường xuất hiện trước các triệu chứng khớp. Triệu chứng viêm khớp xuất hiện đầu tiên chỉ chiếm 15% số trường hợp.

Sụn ​​là một mô linh hoạt, trơn trượt, đệm và bảo vệ các đầu xương, cho phép chúng di chuyển chống lại nhau mà không ma sát. OA gây ra bởi sự mài mòn dần dần của sụn ở đầu xương.

Nếu sụn mòn hoàn toàn, tác động của xương ảnh hương trực tiếp đến đau dẫn đến cứng khớp và giảm phạm vi chuyển động. Tình trạng này cũng gây ra thiệt hại không thể phục hồi cho cả khớp và xương.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh PsA bao gồm:

  • Tuổi: PsA có xu hướng xuất hiện chủ yếu ở những người từ 30 đến 50 tuổi.
  • Gen: Khoảng 40% những người mắc bệnh PsA có thành viên gia đình mắc bệnh PsA hoặc bệnh vẩy nến.
  • Tình trạng sức khỏe: PsA có thể xuất hiện với các điều kiện như nhiễm trùng, chấn thương hoặc căng thẳng ở những người dễ mắc bệnh vẩy nến hoặc các tình trạng tự miễn khác.

Các yếu tố nguy cơ của viêm khớp bao gồm:

  • Tuổi: Khả năng phát triển viêm khớp cao hơn ở người cao tuổi.
  • Gen: Một số đặc điểm di truyền có thể dẫn đến viêm khớp, bao gồm các vấn đề trong sản xuất collagen của cơ thể hoặc cách hai đầu xương khớp với nhau.
  • Giới tính: Nữ giới dễ bị viêm khớp.
  • Cân nặng: Thừa cân hoặc béo phì gây thêm áp lực cho các khớp làm tăng mức độ viêm khớp. Chất béo cơ thể cũng có thể tạo ra protein gây viêm khớp.
  • Tổn thương khớp: Tiền sử chấn thương hoặc cử động lặp đi lặp lại có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp. Vận động viên và những người trong các công việc đòi hỏi thời gian dài hoặc chuyển động lặp đi lặp lại có nhiều khả năng bị thoái hóa sụn hơn những người khác.

Điều trị

Không có cách chữa trị triệt để cho cả PsA hoặc OA, nhưng điều trị có thể làm giảm các triệu chứng và giúp ngăn ngừa tổn thương trở nên trầm trọng hơn.

Điều trị cho PsA: Phương pháp điều trị cho PsA bao gồm:

Thuốc: Phương pháp điều trị đầu tiên cho hầu hết những người có chẩn đoán mới về PsA là liệu pháp sinh học. Những loại thuốc này nhắm đến một phần của hệ thống miễn dịch để điều trị nguyên nhân cơ bản của PsA. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng các loại thuốc này, vì chúng có thể có tác dụng phụ.

Các lựa chọn thay thế bao gồm thuốc phân tử đường uống và thuốc chống thấp khớp, cả hai đều là phương pháp điều trị toàn thân hoạt động trên toàn cơ thể để giảm viêm hoặc ức chế hệ thống miễn dịch.

Phương pháp điều trị triệu chứng và tình trạng cấp tính bao gồm:

  • Thuốc giảm đau;
  • Tiêm steroid;
  • Thuốc điều trị da và móng.

Phẫu thuật: Có thể thay thế khớp bằng khớp nhân tạo được làm từ nhựa và kim loại nếu cần thiết.

Thay đổi lối sống: Một số phương pháp thay đổi thói quen sinh hoạt có thể giúp cải thiện tình trạng bao gồm:

  • Bảo vệ các khớp trong các hoạt động hàng ngày bằng cách sử dụng các dụng các công cụ hỗ trợ và nâng các đồ vật bằng cả hai tay.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh giúp giảm áp lực cho khớp.
  • Áp dụng chế độ ăn chống viêm.
  • Tham gia tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự linh hoạt của khớp.
  • Ngủ đủ giấc để chống lại sự mệt mỏi do thuốc và bệnh mãn tính.
  • Tìm hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết.

Điều trị viêm khớp: Các triệu chứng viêm khớp có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp như:

Thuốc: Các cơn đau có thể giảm bớt với:

  • Acetaminophen
  • Thuốc chống viêm không steriod (NSAID)
  • Duloxetine (Cymbalta)
  • Thuốc tiêm

Vật lý trị liệu: Bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu cho những người bị viêm khớp để giảm đau, tăng cường sức mạnh cơ bắp và tăng phạm vi chuyển động.

Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể cần thiết để thay thế các khớp bị tổn thương nghiêm trọng.

Thay đổi lối sống: Thay đổi lối sống có thể giúp viêm khớp bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh để giảm áp lực cho khớp.
  • Áp dụng chườm nóng và lạnh để giảm đau.
  • Sử dụng kem thoa giảm đau không kê đơn (OTC) để giảm triệu chứng tạm thời.
  • Hỗ trợ các khớp yếu với niềng, chêm hoặc băng.
  • Sử dụng các thiết bị như gậy, xe tập đi và các thiết bị vịn khi di chuyển.
  • Ngủ đủ giấc để chống lại sự mệt mỏi do thuốc và đau mãn tính.
  • Tìm sự hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết.

Tổng kết

Không có cách chữa trị triệt để cho cả PsA hay OA, nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng

  • Thuốc;
  • Phương pháp trị liệu;
  • Thay đổi lối sống;
  • Các khớp bị tổn thương nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật.

Những người bị đau, sưng hoặc cứng khớp nên đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài trong vài tuần.

Xem thêm: Viêm khớp vẩy nến - Hình ảnh học và chẩn đoán

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top