Vì sao bị phù ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp?

Phù được định nghĩa là  tình trạng sưng do tích tụ chất dịch quá mức - chủ yếu là nước và natri bị mắc kẹt trong các mô của cơ thể. Phù thường kết hợp với bất thường của hệ tĩnh mạch hoặc bạch huyết. Khi tình trạng phù phát triển, các mạch máu nhỏ (mao mạch) sẽ rò rỉ chất lỏng vào các mô xung quanh. Rò rỉ có thể có nguyên nhân là do chấn thương hoặc tổn thương mao mạch hoặc do gia tăng áp lực. Để bù đắp cho sự mất mát của chất lỏng trong mao mạch, thận sẽ tích tụ nhiều muối và nước.Lưu thông máu tăng lên, gây ra sự rò rỉ chất lỏng từ các mao mạch - và tình trạng phù sẽ nặng hơn.

Mặc dù tình trạng phù có thể phát triển đột ngột, nhưng phù thường sẽ phát triển dần dần và lúc đầu gần như là không thể nhận ra tình trạng phù. Phù có thể là phù toàn thân hoặc phù khu trú.

Các triệu chứng phù có liên quan đến nguyên nhân tiềm ẩn gây phù. Điều quan trọng là xác định được các nguyên nhân tiềm ẩn gây phù. Có nhiều loại phù nề khác nhau. Các loại phù xảy ra ở bàn chân, mắt cá, chân, tay và cánh tay được gọi là phù ngoại vi.

Nguyên nhân gây phù ở các chi?

Phù rất phổ biến trong viêm khớp dạng thấp vì viêm khớp dạng thấp là hậu quả của việc viêm bao hoạt dịch hoạt động. Viêm khớp dạng thấp do viêm mạch do có bệnh lý thần kinh ngoại vi (tổn thương thần kinh ngoại vi) có thể là một nguyên nhân khác. Sưng mắt cá chân và bắp chân có thể là biểu hiện của viêm tĩnh mạch hoặc tắc nghẽn hệ bạch huyết, rách cơ bắp chân, cũng như các bệnh lý thông thường khác (tức là suy tim, bệnh thận).

Một số loại thuốc, kể cả NSAIDs và steroid được sử dụng để điều trị viêm khớp, cũng có thể gây phù.

Phù ở chi thường được phân loại là phù ấn lõm hoặc phù không ấn lõm. Phù ấn lõm là  một vết lõm trên da tiếp tục tồn tại sau dùng tay ấn mạnh vào vùng da và sau đó bỏ ra.

Phù ấn lõm không được xem là một đặc điểm đặc trưng của viêm khớp dạng thấp. Đôi khi, trong các đợt tái phát của viêm khớp dạng thấp, phù nề có thể xuất hiện ở tay thứ phát do quá trình viêm lan tỏa. Trong những trường hợp hiếm hoi, phù bạch huyết không ấn lõm có thể phát triển thứ cấp cho quá trình phát triển của bệnh thấp khớp.

 

Kết luận

Vì phù có thể là một triệu chứng của nhiều vấn đề y tế nghiêm trọng, điều quan trọng là phải được bác sĩ đánh giá để xác định nguyên nhân. Vì vậy, bạn nên đi khám sớm ngay khi phát hiện ra biểu hiện phù.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top