Da, tóc và móng thuộc hệ bì. Những người bị PsA có các triệu chứng điển hình của bệnh vẩy nến bao gồm các mảng sần sùi, đỏ trên da và móng dày.
Bệnh vẩy nến gây ra những triệu chứng này bằng cách tăng tốc độ vòng đời của các tế bào da. Các tế bào mới được đẩy đến lớp ngoài của da trong một vài ngày thay vì vài tuần so với các tế bào bình thường.
Các chuyên gia cho rằng quá trình này xảy ra bởi vì cơ thể cố gắng chữa lành vết thương hoặc chống lại nhiễm trùng mặc dù trên thực tế không xảy ra tình trạng trên. Những tế bào mới này nhanh chóng tích tụ tạo thành các mảng ngứa, có vảy đặc trưng cho bệnh vẩy nến. Da có thể cảm thấy ấm và chuyển sang màu đỏ do các mạch máu bị giãn. Các mảng da bong tróc đôi khi có thể gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn.
Khi bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến da trên da đầu có thể bị nhầm với gàu hoặc viêm da tiết bã.
PsA thường tác động đến các khớp gần móng nhất ở ngón tay và ngón chân. Móng tay có thể trở nên dày, thô và cứng. Móng tay đổi màu và bong tróc. Trong một số trường hợp, móng có thể tách ra khỏi giường móng được gọi là ly móng.
Bệnh tự miễn là các bệnh do sự rối loạn xảy ra tại hệ miễn dịch. Lúc đó hệ miễn dịch lại xem chính các tế bào nào đó của cơ thể là các kháng nguyên lạ nên quay ra tấn công chúng. PsA cũng vậy, cùng với sự thay đổi của da, phản ứng miễn dịch bất thường này gây ra viêm khớp, ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương theo nhiều cách.
Viêm gây đau, cứng và sưng ở một hoặc nhiều khớp, gây khó khăn cho việc di chuyển khớp. Ngón tay và ngón chân có thể sưng lên có hình dạng giống như xúc xích được gọi là viêm Dactyl.
Những người mắc PsA thường sẽ bị đau cổ và lưng và khó gập duỗi cột sống. Khi những triệu chứng này xảy ra ở cột sống được gọi là viêm cột sống dính khớp.
Bệnh ảnh hưởng đến sụn như thế nào?
Sụn ở đầu xương có thể bị tổn thương do viêm mãn tính. Sau một thời gian các đầu xương cọ sát vào nhau gây đau đớn và tổn thương khớp. Viêm cũng có thể dẫn đến mòn xương và tăng sản xương bệnh lý.
Ngoài tổn thương xương, viêm mãn tính ảnh hưởng đến dây chằng và gân xung quanh.
Vì PsA là một tình trạng tự miễn dịch ảnh hưởng đến hoạt động miễn dịch của cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường hoạt động để chống lại vi khuẩn và virus. Điều kiện tự miễn dịch khiến cơ thể tự tấn công các cấu trúc của chính mình.
Trong PsA, cơ thể tấn công các khớp, gân và các điểm bám của gân, dây chằng và da trong trường hợp của PsA.
Các nhà nghiên cứu chưa thể giải thích rõ ràng về tình trạng này. Vài nhà nghiên cứu cho rằng một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm viêm họng liên cầu khuẩn hoặc vi khuẩn da có thể gây ra PsA.
Viêm trong và xung quanh mắt có thể ảnh hưởng đến thị lực. Khoảng 7% những người bị PsA sẽ bị viêm màng bồ đào - là một nhóm bệnh liên quan đến viêm mắt. Viêm màng bồ đào phổ biến hơn ở phụ nữ và có tới 17% trẻ em bị PsA bị viêm màng bồ đào.
Các tình trạng bất thường của mắt liên quan đến bệnh vẩy nến có thể gây mất thị lực trong một số trường hợp nếu không được chẩn đoán sớm
Viêm ruột, viêm đại tràng và PsA có điểm chung là tình trạng viêm là nguyên nhân nguyên phát. Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột khác gây ra tiêu chảy và các vấn đề về đường tiêu hóa khác.
Những người mắc bệnh PsA có nguy cơ mắc bệnh viêm ruột cao hơn so với mặt bằng chung. Các nghiên cứu khác cho thấy bệnh vẩy nến phổ biến hơn gấp 8 lần ở những người mắc bệnh Crohn.
Nếu tình trạng viêm lan đến phổi có thể gây ra một tình trạng gọi là bệnh viêm phổi mô kẽ. Tuy nhiên, bệnh viêm phổi mô kẽ có mối liên quan mật thiết hơn với viêm khớp dạng thấp hơn là PsA
Tuy nhiên, viêm trong phổi gây ra sẹo theo thời giam là quá trình không thể đảo ngược và cuối cùng ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của bệnh nhân. Các triệu chứng khác kèm theo bao gồm ho và mệt mỏi.
Theo Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, bệnh tim mạch là nguyên nhân chính gây bệnh và tử vong ở những người bị rối loạn viêm mãn tính.
Viêm mãn tính làm tổn thương các mạch máu khiến thành mạch trở nên dày hơn, cứng hơn và gây ra sẹo làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Ngoài ra, những người mắc bệnh PsA thường có các yếu tố nguy cơ khác gây tổn thương cho các mạch máu và hệ thống tim mạch, chẳng hạn như béo phì, huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol cao.
Ngoài việc gây ra các triệu chứng thực thể, PsA có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc. Những người mắc bệnh có thể gặp phải lo lắng và trầm cảm.
Sống với các cơn đau mãn tính có thể khiến mọi người biểu hiện các triệu chứng trầm cảm, chẳng hạn như mất đi sự lạc quan và nỗi buồn dai dẳng.
Bệnh vẩy nến và PsA cũng có thể gây ra mặc cảm đặc biệt là khi các phương pháp điều trị không khắc phục được các triệu chứng.
Không có cách chữa trị hoàn toàn cho PsA, nhưng điều trị có thể thuyên giảm các triệu chứng. Các phương pháp điều trị mới cho thấy hứa hẹn sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tần suất bùng phát đồng thời làm chậm sự phát triển của PsA và ngăn ngừa các tổn thương vĩnh viễn.
Các công bố hiện tại đề xuất một phương pháp điều trị gọi là liệu pháp sinh học cho những người có chẩn đoán PsA. Tuy nhiên loại thuốc này có thể không đáp ứng với tất cả các trường hợp và có thể có tác dụng phụ.
Nếu không thể sử dụng thuốc sinh học có thể lựa chọn một phương pháp thay thế, chẳng hạn như thuốc phân tử hoặc thuốc chống thấp khớp.
Các lựa chọn điều trị cho các triệu chứng cấp tính bao gồm:
Thay đổi lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà cũng có lợi cho những người bị PsA bao gồm:
PsA gây ra các triệu chứng giống viêm khớp và bệnh vẩy nến, dẫn đến tình trạng viêm lan rộng, mãn tính ảnh hưởng đến khớp, cơ thể, da và các cơ quan trong cơ thể khác.
Mặc dù không có cách chữa trị cho tình trạng này nhưng bệnh nhân vẫn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách kiểm soát các triệu chứng với sự hỗ trợ y tế và thay đổi các thói quen sinh hoạt.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh