✴️ Hướng dẫn người bệnh thực hiện lọc màng bụng tại nhà

MỤC TIÊU

Huấn luyện người bệnh nhằm cải thiện tiên lượng lâm sàng bằng cách sử dụng một chương trình huấn luyện người bệnh cụ thể và kỹ lưỡng.

 

LÝ DO

CAPD là kỹ thuật được chính người bệnh hoặc người nhà của người bệnh thực hiện tại nhà theo hướng dẫn  của  điều dưỡng LMB. Vì vậy người bệnh và người nhà cần hiểu rõ và nắm vững các bước tiến hành của phương pháp điều trị, đồng thời tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu của quy trình kỹ thuật  LMB nhằm mang lại kết quả điều trị tốt và hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Do vậy, huấn luyện người bệnh là khâu bắt buộc  của  chương trình LMB. Năm 2006 Hiệp Hội Lọc màng bụng Thế giới (ISPD: International Society for Peritoneal Dialysis)  đã  thiết lập và công bố các khuyến cáo đầu tiên để huấn luyện  người bệnh. Hội đồng liên  kết điều dưỡng của ISPD đề nghị  việc huấn luyện cần phải liên tục cho đến khi người huấn luyện đánh giá người bệnh tối thiểu phải đạt được một số yêu cầu sau:

Có thể thực hiện an toàn mọi thao tác cần thiết;

Hiểu được các khái niệm về lây nhiễm và nhiễm trùng;

Có khả năng xử trí một cách thích hợp những vấn đề đã được huấn luyện.

Nghiên cứu cho thấy việc người bệnh áp dụng đúng các nguyên tắc được huấn luyện đã mang lại kết quả tốt, cải thiện được tỷ lệ VPM, giảm số người bệnh bỏ điều trị, cải thiện cân bằng dịch và tuân thủ điều trị. Các tác giả cũng thấy rằng một chương trình huấn luyện người bệnh được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ cải thiện được chất lượng huấn luyện đồng thời duy trì và  khuyến khích sự linh hoạt của người bệnh, đây là yếu tố quan trọng để cải thiện chất lượng điều trị.

 

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN CHO NGƯỜI BỆNH MỚI

 

QUY TRÌNH THAY DỊCH HẰNG NGÀY (HỆ THỐNG TÚI ĐÔI)

Nơi thay dịch: Thoáng sạch, tắt quạt, ánh sáng tốt, không có chó mèo hay người qua lại.

Chuẩn bị sẵn: Bàn phẳng sạch, túi dịch, hai kẹp xanh. Một nắp đậy mới, khẩu trang, khăn bông khô sạch.

Các bước thay dịch:

Bước 1: Lau sạch mặt bàn.

Bước 2: Bóc túi dịch và để túi dịch, kẹp xanh, nắp đậy lên bàn.

Bước 3: Đeo khẩu trang.

Bước 4: Rửa tay sạch sẽ, lau khô tay bằng khăn bông.

Bước 5: Kiểm tra túi dịch 6 bước.

Bước 6: Tách rời hoàn toàn hai túi và hai dây.

Bước 7: Dùng kẹp xanh kẹp vào dây có túi nước sạch.

Bước 8: Bẻ van màu xanh lá cây ở túi chứa nước sạch.

Bước 9: Treo túi lên móc.

Bước 10: Thả túi không xuống đất. 

Bước 11: Để ống dẫn từ bụng ra lên đùi.

Bước 12: Bàn tay trái nắm chặt dây, tay phải móc vào nút xanh lá cây giật mạnh, thả luôn nắp xuống đất.

Bước 13: Tay phải cầm ống thông ở đùi lên, dùng hai ngón tay trái mở nút trắng, thả luôn xuống đất.

Bước 14: Nối dây vào ống dẫn.

Bước 15: Vặn nút trắng phía trong mở ra, để dịch từ bụng xuống túi dưới đất cho đến khi hết.

Bước 16: Đóng nắp trắng phía trong lại.

Bước 17: Mở kẹp xanh, đếm 1 – 2 – 3 – 4- 5 đuổi hết khí trong dây.

Bước 18: Kẹp kẹp xanh vào dây xuống đất.

Bước 19: Mở nút trắng phía trong cho dịch vào bụng.

Bước 20: Đóng nắp trắng phía trong.

Bước 21: Kẹp kẹp xanh khác vào dây dẫn phía trên.

Bước 22: Bóc nút trắng mới.

Bước 23: Tháo dây.

Bước 24: Đóng nút trắng vào.

Bước 25: Cho ống dẫn vào túi.

Bước 26: Kiểm tra dịch đã ra, cân dịch ra.

Bước 27: Ghi số lượng dịch vào, ra, màu sắc.

Bước 28: Túi dịch bẩn cắt góc để nước  chảy hết vào  bồn cầu sau đó cuộn tròn cho vào thùng rác, nhớ giữ kẹp xanh lại.

Bước 29: Vệ sinh lại bàn, kẹp xanh, khẩu trang, khăn bông và nơi thay dịch.

 

HUẤN LUYỆN ĐỊNH KỲ

Huấn luyện ban đầu tốt vẫn chưa đủ. Việc điều trị lâu dài bằng phương pháp LMB cho phép người bệnh sẽ tiến bộ dần trong thao tác thay dịch. Russo và cộng sự thấy rằng khoảng 1/3 người bệnh (29%) cần được củng cố lại kiến thức và khả năng thực hiện đúng các thao tác LMB để tránh nhiễm trùng và 27% cần được huấn luyện lại để sử dụng thuốc cho đúng.

Vì vậy, chương trình huấn luyện LMB nên bao gồm việc phân tích tình hình tuân thủ điều trị của người bệnh theo thời gian nhằm nhận ra những thiếu sót cần được huấn luyện lại, từ  đó người bệnh sẽ cố gắng phòng tránh tái phát.

Hiệp hội Lọc màng bụng Thế giới (ISPD: International Society for Peritoneal Dialysis) khuyến cáo cần huấn luyện lại cho người bệnh sau khi:

VPM.

Nhiễm trùng liên quan đến catheter.

Nằm viện kéo dài.

 

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC

Kiểm tra đánh giá định kỳ kỹ thuật thay dịch và kiến thức xử lý vấn đề của người bệnh.

Theo dõi kết quả thực hiện dựa vào các thông số như thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện lọc máu bằng phương pháp LMB cho đến lần đầu tiên bị VPM hoặc nhiễm trùng chân ống, tỷ lệ nhập viện và nguyên nhân.

 

CÁC KHUYẾN CÁO KHI HUẤN LUYỆN NGƯỜI BỆNH LỌC MÀNG BỤNG

Các nguyên tắc học tập của người lớn cần được lồng ghép vào chương trình huấn luyện LMB để tăng tối đa tỷ lệ thành công.

Chương trình huấn luyện LMB dành cho người bệnh phải dựa trên các nguyên tắc học tập của người lớn.

Các biện pháp tiếp cận để giáo dục khái niệm và thủ thuật phải phù hợp với khả năng tiếp thu của người bệnh.

Huấn luyện LMB cho người bệnh phải do điều dưỡng chuyên về LMB thực hiện.

Hiệp hội Lọc màng bụng Thế giới (ISPD: International Society for Peritoneal Dialysis) khuyến cáo tỷ lệ người bệnh/điều dưỡng là 1/1 cho đến khi có các nghiên cứu chứng minh hiệu quả của huấn luyện theo nhóm.

Phải thực hiện việc kiểm tra sau huấn luyện để xác định xem có đạt được những mục tiêu huấn luyện không.

Đánh giá thường qui nhu cầu huấn luyện lại (kiến thức người bệnh và khả năng thực hiện các thao tác) sau 6 tháng đầu và sau đó là hằng năm hoặc hơn.

Lên lịch huấn luyện lại nếu người bệnh không có khả năng thực hiện thao tác hoặc không trả lời đúng > 80% các vấn đề liên quan đến thao tác.

Uỷ ban liên kết điều dưỡng của ISPD khuyến cáo mạnh mẽ rằng thăm bệnh tại nhà là một phần của chăm sóc toàn diện người bệnh thực hiện LMB.

 

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XẢY RA TẠI NHÀ

LMB tại nhà được tiến hành thường xuyên tại gia  đình người bệnh và ngoài bệnh viện, chính vì vậy người bệnh và người giúp đỡ cần biết cách xử trí một số tình hướng có thể xảy ra trong khi đang thao tác thực hiện kỹ thuật. Một số hướng dẫn ban đầu như sau:

Khi dịch xả ra có màu hồng hoặc đỏ

Tùy theo nguyên nhân gây ra dịch màu hồng màu đỏ người bệnh có cách xử lý tương ứng trong bảng dưới đây:

Khi dịch xả ra có màu vàng sậm nhưng không đục

Khi bộ phận vô trùng bị ô nhiễm

Khi rỉ nước trên dây truyền hoặc trên các hệ thống ống trong quá trình thay dịch

Khi dịch không thể chảy vào khoang màng bụng

Khi dịch không thể thoát ra khỏi khoang màng bụng

Khi dịch xả ra có dạng sợi (fibrin) bên trong

Khi dịch xả ra bị đục

CẦN NHỚ

Không bao giờ tự dùng thuốc mà không có hướng dẫn của bác sỹ.

Khi dịch chảy ra miệng lỗ thoát

CẦN NHỚ

Bạn không nên cho thuốc hay dịch ngoài chỉ định cho đến khi gặp bác sỹ; làm như vậy chỉ gây rắc rối thêm cho bạn.

Khi hết dịch lọc hoặc nắp đậy trước lần thay dịch kế tiếp

Khi có nhiều hơn số túi dịch được chỉ định ở nhà

Khi bị đau bụng

Khi bạn bị sốt

Khi bị nhức đầu

Khi bạn bị phù mắt cá

Khi bạn khó thở

Khi bị đau khớp vai

Khi bị đau chỗ miệng lỗ thoát

Khi bị tiêu chảy hay bị nôn mửa

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top