✴️ Nhiễm kiềm hô hấp

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Do đào thải COở phổi quá mức (tăng thông khí).

 

NGUYÊN NHÂN

Bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương (u não, viêm não – màng não) hoặc bất ổn về tinh thần :  tình trạng đau đớn, vật vã, khóc lóc , lo lắng…

Giảm oxy máu: sống vùng cao, thiếu máu nặng. - Có thai.

Cường giáp, xơ gan.

Thuốc: salicylate, cathecholamin, progesteron.

Các bệnh phổi: viêm phổi, các tổn thương phổi gây ra mất tương xứng thống khí và tưới máu, tình trạng shunt phổi.

Điều chỉnh quá nhanh nhiễm toan chuyển hoá mạn tính cũng có thể dẫn đến nhiễm kiềm hô hấp vì nhiễm toan hệ thần kinh được điều chỉnh chậm và lâu hơn, liên tục gây ra tăng thông khí.

 

TRIỆU CHỨNG

Chóng mặt, rối loạn cảm giác.

Tetani, ngất, co giật.

Rối loạn nhịp tim.

 

CHẨN ĐOÁN

Bằng đo các chất khí trong máu có tăng pH và giảm CO2, nên xác định xem có bù ở thận không, nếu không thì đó là bệnh phối hợp.

Bicarbonat huyết thanh không xuống dưới 15 mEq/l, trừ phi có nhiễm toan chuyển hoá kèm theo.

 

XỬ TRÍ

Điều trị trực tiếp bệnh chính.

Điều trị cấp cứu thường không cần thiết trừ phi pH > 7,50. 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vũ Văn Đính. (2003), “Thăng bằng toan kiềm trong cơ thể”, Hồi sức cấp cứu toàn tập, Nhà xuất bản y học, Tr 35-41. 

Vũ Văn Đính. (2003), “Toan chuyển hóa”, Hồi sức cấp cứu toàn tập, Nhà xuất bản y học, Tr 41-43.

Bongard F.S. (2013), “Acid – base homeostasis and disorder”, Current Diagnosis and Treatment Critical care, Pp. 56-70

Chawia N., Koch M.J. (2012),“Metabolic acid –base disorders”,The Washington

Manual of Critical Care (Editors: Kollef M. and Isakow W.), Lippincott Williams & Wilkins. (Bản dịch tiếng Việt: “Các rối loạn toan – kiềm”, Hồi sức cấp cứu - Tiếp cận theo các phác đồ, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2012).

Dubose T.D. (2010), “Acidosis and alkalosis”, Harrison’s Pulmonary and Critical care medicine, Pp. 410. 

Dubose T.D., Daerhagh P. (2013), “Metabolic Acidosis and Alkalosis”, Texbook of critical care. Sixth edition. Jean- Louis Vincent, Elsevier Sauders, Pp. 823-39

Emmett M. (2013), “Approach to the adult with metabolic acidosis”. Uptodate.com

Labelle A. (2012),“Respiratory acid –base disorders”,The Washington Manual of Critical Care (Editors: Kollef M. and Isakow W.), Lippincott Williams &

Wilkins. (Bản dịch tiếng Việt: “Các rối loạn toan – kiềm”, Hồi sức cấp cứu - Tiếp cận theo các phác đồ, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2012).

Marino P.L. (2007), “Acid –base disorder”, The ICU book. Thirt edition, Pp. 531-

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

 

return to top