✅ Chúng ta có thể thêm gì vào bồn tắm của trẻ em mắc bệnh chàm không?

Việc pha thêm một số chất vào bồn tắm có thể rất hữu ích cho trẻ. Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu không lựa chọn dầu tắm nhiều vì khả năng dưỡng ẩm không cao mà lại có thể làm bồn tắm trở nên trơn trượt.

Thay vào đó, các bác sĩ khuyên rằng nên thêm các chất có khả năng kháng khuẩn vào bồn tắm của trẻ, đặc biệt là những trẻ bị chàm mức độ vừa đến nặng và có nguy cơ bị nhiễm trùng da tái đi tái lại.

Staphylococcus aureus (vi khuẩn tụ cầu vàng) là một loại vi khuẩn thường trú hoặc hầu như luôn được tìm thấy trên da và cũng như trong khoang mũi của những bệnh nhân mắc bệnh chàm, bằng chứng là luôn có vi khuẩn hiện diện cấy các vùng da có sang thương chàm và cả những vùng da lành. Do đó, các nghiên cứu cho thấy rằng nếu thêm một chút thuốc tẩy vào bồn tắm có thể cải thiện tình trạng bệnh.

Và chúng tôi cũng biết rằng vi khuẩn tụ cầu vàng không chỉ “chờ đợi” để tăng dần số lượng và gây ra tình trạng nhiễm trùng, mà còn dẫn đến tình trạng viêm và ngứa trên da. Vì vậy, khi tắm bằng nước có pha thuốc tẩy sẽ có tác dụng giảm số lượng vi khuẩn trên da sẽ không chỉ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng ở da, mà quan trọng nhất là còn có thể cải thiện tình trạng chàm da.

Để chuẩn bị một bồn tắm pha thuốc tẩy không khó, chỉ cần cho một ít thuốc tẩy vào nước tắm theo hướng dẫn sau:

Đối với bồn tắm cỡ tiêu chuẩn (đầy nước):

Khi nước được đổ đầy bồn tắm và dâng lên đến vị trí lỗ thoát nước xả của bồn, hãy cho thêm:

  • 1/2 ly thuốc tẩy thông thường (không dùng thuốc tẩy đậm đặc).

Đối với bồn tắm cỡ tiêu chuẩn (với nước đầy nửa bồn):

Khi mực nước đầy nửa bồn tắm, hãy thêm:

  • 1/4 ly thuốc tẩy thông thường (không dùng thuốc tẩy đậm đặc)

Đối với bồn tắm em bé hoặc trẻ em:

Đổ nước ở mức bạn thường dùng trước đó, sau đó cho thêm:

  • 1 muỗng cà phê thuốc tẩy bình thường (không đậm đặc) cho mỗi 3,8 lít nước

Nếu bạn không chắc rằng bồn tắm có thể chứa được bao nhiêu lít nước? Hãy xin ý kiến bác sĩ da liễu của trẻ trước khi thực hiện.

Chú ý quan trọng:

Khi trẻ ngâm mình trong bồn tắm có pha thuốc tẩy, hãy chắc chắn rằng tay và chân trẻ đều được ngâm ướt. Điều này rất quan trọng vì đây là nhũng vị trí da dày hơn những vùng khác và vi khuẩn có thể tích tụ nhiều dẫn đến phát triển quá mức.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có thể dùng một chiếc khăn mềm thấm nước trong bồn và lau lên những vùng không được ngâm trong nước như đầu và cổ có thể giảm lượng vi khuẩn trên da.

Có một điều thú vị là các bằng chứng khoa học gần đây cho thấy nước tắm có pha thuốc tẩy loãng có nhiều tác dụng hơn là chỉ lượng giảm khuẩn mà thực sự còn có thể trực tiếp điều trị tình trạng viêm. Và chúng tôi mong có thêm nhiều nghiên cứu để kiểm tra điều về điều này.

Việc tắm với nước có pha thuốc tẩy đôi lúc có thể gây khó chịu, đặc biêt đối với những trẻ đang bị nhiễm trùng với những vết thương hở và đau rát. Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu của việc nhiễm trùng, hãy điều trị một đợt kháng sinh và đợi vài ngày trước khi bắt đầu tắm thuốc tẩy.

Cảnh báo:

Việc tắm bằng nước pha loãng với thuốc tẩy không phải là cách điều trị bệnh chàm nhanh chóng và toàn diện.

Chế độ điều trị này phải được duy trì lâu dài. Cần thực hiện liên tục, 2 lần một tuần hoặc 3 lần một tuần. Nhưng ở những trẻ bị chàm mức độ nặng – tình trạng nhiễm trùng tái đi tái lại và có bằng chứng của việc da dày lên thường xuyên thì có thể thực hiện cách tắm này hàng ngày và cần được kiểm soát tốt.

Ngoài thuốc tẩy cũng có thể sử dụng một chất khác là giấm loãng để pha vào nước tắm, và cách này cũng hữu ích cho nhiều bệnh nhân.

Điều cuối cùng là đôi khi trẻ không thích tắm trong bồn, hãy thêm một nắm baking soda vào nước tắm để có thể làm dịu da. Bản thân chất này không có đặc tính kháng khuẩn như nước pha thuốc tẩy nhưng có thể làm dịu da. Ngoài ra việc sử dụng muối Epsom cũng có thể có lợi.

Trên đây là những cách dễ thực hiện và không tốn kém để biến bồn tắm thành một công cụ giúp cải thiện bệnh chàm da.

--  BS Phan Vũ Lam Phương  --

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. 

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709

  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương

return to top