Những điều cần biết về chất làm mềm và chất dưỡng ẩm

Chất làm mềm và chất dưỡng ẩm là gì?

Chất dưỡng ẩm là sản phẩm được dùng để bổ sung độ ẩm cho da. Chất làm mềm là những sản phẩm được sử dụng để làm mềm và mượt da (ví dụ: lanolin, glycerol stearate). Mặc dù thuật ngữ chất làm mềm và chất giữ ẩm thường được sử dụng đồng nghĩa, nhưng chất làm mềm cũng có thể được mô tả như một thành phần cụ thể của cht dưỡng ẩm.

Chất dưỡng ẩm có nhiều dạng:

  • Dạng dầu
  • Dạng mỡ
  • Dạng gel
  • Dạng  kem
  • Dạng lotion

Kem cetomacrogol và glycerine (sorbolene với glycerine) là một loại kem dưỡng ẩm thông dụng, không gây nhờn, rẻ tiền và có sẵn với số lượng lớn mà không cần kê đơn.

Lưu ý khi dùng chất làm mềm và chất dưỡng ẩm

Chất làm mềm và dưỡng ẩm được dùng để làm gì?

Công dụng của kem dưỡng ẩm bao gồm:

  • Giảm khô da (xerosis) và vảy (ichthyosis)
  • Tạo lớp nền cho các sản phẩm trang điểm.
  • Che bớt nếp nhăn
  • Điều trị các tình trạng da như viêm da cơ địa (chàm) và ngăn ngừa bùng phát
  • Gim các triệu chứng về da như ngứa
  • Duy trì tính toàn vẹn, đàn hồi và chức năng bảo vệ của da
  • Giảm mất nước qua thượng bì (TEWL)

Chất dưỡng ẩm chứa gì?

 Các thành phần của kem dưỡng ẩm bao gồm chất làm mềm, chất khóa ẩm và chất hút ẩm. Chất dưỡng ẩm cũng có thể chứa các thành phần khác như chất hoạt động bề mặt (chất tẩy rửa), hương liệu và chất bảo quản. Các sản phẩm có công thức đặc biệt cũng có thể có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa và chống viêm.

Chất làm mềm

Có nhiều loại cht làm mềm da khác nhau, những chất này chứa các thành phần như lanolin, glyceryl stearate và sterol đậu nành, giúp làm mềm và mượt da bằng cách lp đầy các vết nứt ở lớp ngoài cùng của da.

Chất khóa ẩm

Chất khóa ẩm tạo một lp dầu kỵ nước (ưa dầu) trên bề mặt da, tạo thành một hàng rào bảo vệ để giảm sự mất nước do bay hơi từ lớp sừng (lớp ngoài cùng của thượng bì).

Các thành phần khóa ẩm như:

  • Petroleum
  • Paraffin
  • Dầu khoáng
  • Dimethicone (một thành phần của nhiều loại kem dùng để kiểm soát viêm da tay)

Các dạng sau đây được sắp xếp theo đặc tính khóa ẩm từ nhiều nhất đến ít nhất:

  • Dạng mỡ : tốt nhất cho vùng da khô, dày, có vảy,tác dụng bảo vệ lâu dài do hàm lượng dầu cao, nhưng một số bệnh nhân sẽ có cảm giác quá nhờn, đặc biệt là trên các khu vực có thể nhìn thấy
  • Kem : thích hợp cho thoa diện rộng hơn; nhẹ hơn thuốc mỡ do đó hấp thu nhanh hơn nhưng  cần bôi thường xuyên hơn
  • Lotion : thường được sử dụng cho những vùng có nhiều lông như da đầu và/hoặc cho tình trạng khô nhẹ ở những vùng da khác
  • Dạng dầu : ví dụ  như dầu tắm tạo một lp dầu mỏng trên da sau khi tắm.

Chất hút ẩm

Các chất hút ẩm có tính ái nước ('ưa nước'), do đó  hút và giữ nước trong lớp sừng, tương tự như các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên có trong tế bào sừng. Bao gồm:

  • Glycerin
  • Urê
  • Axit alpha hydroxy (ví dụ, axit lactic,  axit glycolic)
  • Axit salicylic.

Urê và các chế phẩm có tính axit khác thường gây châm chích khi thoa lên vùng da bị trầy xước hoặc nứt nẻ. Chúng cũng có tác dụng tiêu sừng, giúp tẩy hoặc gây bong tróc, điều này rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh vảy cá.

Chất bảo quản

Kem và lotion dễ bị nhiễm khuẩn, chính vì vậy chất bảo quản (ví dụ: paraben, chất giải phóng formaldehyde và isothiazolinones) được thêm vào để kéo dài thời hạn sử dụng. Chất bảo quản trong kem dưỡng ẩm cũng có thể dẫn đến viêm da tiếp xúc dị ứng trên những cơ địa nhạy cảm.

Các thành phần khác

  • Thành phần chống ngứa: lauromacrogols (có tác dụng an thần nhẹ), tinh dầu bạc hà và bột yến mạch
  • Thành phần chống viêm: bao gồm chiết xuất hoa cúc, lô hội và bơ hạt mỡ.
  • Những thành phần khác có thể được thêm vào một loại kem dưỡng ẩm để thu hút người tiêu dùng. Lưu ý rằng những quảng cáo về các thành phần giúp giảm các dấu hiệu lão hóa da có thể gây hiểu nhầm. Các phân tử lớn như peptide và collagen không thể xâm nhập qua lớp sừng.

ch sử dụng kem dưỡng ẩm và làm mềm

  • Để tránh làm khô da, sữa rửa mặt hay sửa tắm chứa xà phòng nên dùng hạn chế, hoặc không sử dụng
  • Sản phẩm thay thế xà phòng có chứa dưỡng ẩm là một la chọn thay thế tốt cho những người có làn da khô, da nhạy cảm
  • Chất làm mềm trong sữa tắm dạng dầu hoặc chất nhũ tương được thiết kế để phân tán trong bồn tắm và được sử dụng tốt nhất cùng với các chất dưỡng ẩm khác
  • Việc kết hợp nhiều sản phẩm thường được sử dụng, ví dụ như dùng kết hợp chất thay thế xà phòng và dầu tắm, hay các sản phẩm có khả năng lưu lại trên cơ thể khác
  • Thuốc mỡ, kem và lotion giữ ẩm có hiệu quả nhất khi thoa ngay sau khi tắm, vì nước thấm vào lớp thượng bì vẫn còn ở đó, nhưng chúng cũng có thể được thoa vào thời điểm khác.

Tần suất thoa và lượng thoa phụ thuộc vào mức độ khô của da:

  • Da rất khô nên dùng loại dưỡng ẩm dạng dầu có chất khóa ẩm, lặp lại sau vài giờ, còn da khô nhẹ có thể chỉ cần một loại kem dưỡng ẩm nhẹ vào ban đêm.
  • Lượng kem dưỡng ẩm bôi mỗi tuần ở bệnh nhân chàm trung bình từ 150–200 g ở trẻ nhỏ đến 500 g ở người lớn.

Lợi ích của kem dưỡng ẩm

  • Giảm khô da, cải thiện tính toàn vẹn và chức năng hàng rào bảo vệ của da.
  • Ở những bệnh nhân bị chàm, việc sử dụng kem dưỡng ẩm và chất làm mềm da có thể đủ để kiểm soát tình trạng bệnh nhẹ và loại bỏ các triệu chứng, giảm độ nặng của các đợt bùng phát, và giảm lượng steroid tại chỗ.

Người dịch: Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Số điện thoại liên lạc (Trả lời trong ngày) : 0899777709 / Zalo/Viber

return to top