Đây là tình trạng viêm của nang lông ở da đầu, đặc trưng bởi các mụn mủ nhỏ, rất ngứa ở da đầu, thường ở đường chân tóc trán.
Ban đầu, dọc đường chân tóc thường nổi các nốt viêm đỏ, nhỏ. Các nốt này ngày càng lớn hơn và có thể lan ra tới giữa hoặc sau đầu. Các nốt này có thể chứa mủ, sau đó trợt ra tạo các vết trợt rồi đóng mài nâu hoặc vàng.
Có nhiều loại viêm nang lông như viêm nang lông do vi trùng thường, do vi khuẩn gram âm, do vi nấm, giả viêm nang lông, viêm nang lông ái toan…
Vi khuẩn (đặc biệt là Cutibacterium acnes, nhưng ở các trường hợp nặng là Staphylococcus aureus)
Vi nấm (chủng Malassezia)
Kí sinh trùng (Demodex folliculorum)
Một số yếu tố thuận lợi dẫn đến viêm nang lông da đầu gồm:
Hệ miễn dịch suy yếu;
Sử dụng kháng sinh lâu dài;
Tắm nước không được clo hoá trong bồn tắm nước nóng;
Hay cạo tóc;
Hay cào gãi, chà xát da đầu;
Hay nhổ tóc;
Đội nón, mũ chật.
Viêm nang lông không lây. Tuy nhiên, những tác nhân gây nhiễm trùng, như vi trùng, vi nấm có thể gây viêm nang lông ở người khác nếu dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.
Tránh cạo khi cạo tóc trong vài ngày;
Sử dụng lưỡi dao cạo mới, sạch;
Chườm ấm để làm giảm viêm và dẫn lưu mủ;
Sử dụng kháng sinh thoa trên những nốt viêm lớn, vết loét hở;
Gội đầu sạch sẽ;
Nếu tình trạng viêm nang lông nặng hơn hoặc kéo dài, cần đến gặp bác sĩ da liễu để chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể dùng một số các phương pháp điều trị như:
Kháng sinh bôi hoặc uống;
Kháng nấm bôi;
Dầu gội đầu có chất kháng nấm;
Liệu pháp ánh sáng;
Dẫn lưu mủ.
Viêm nang lông không phải là bệnh lý cấp cứu. Tuy nhiên nếu không điều trị hoặc không điều trị đúng cách, sẽ có thể gây nên:
Ổ mủ lớn dưới da;
Sẹo;
Rụng tóc vĩnh viễn;
Nhiễm trùng mạn tính;
Nhiễm trùng nặng như viêm mô tế bào.
Gội đầu thường xuyên với dầu gội dịu nhẹ;
Thường xuyên làm sạch các sản phẩm tạo kiểu tóc;
Tránh đội nón mũ thời gian quá lâu;
Tránh cạo tóc bằng dao cạo cùn hay không sạch;
Tránh ngâm bồn nước nóng hay hồ bơi không được clo hoá;
Vệ sinh da đầu sau khi ra mồ hôi nhiều.
Với những người có tình trạng miễn dịch kém như có HIV, tiểu đường, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch v.v.. nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Viêm nang lông ở da đầu thường gây khó chịu và đau nhức cho người bệnh. Tuy nhiên, các trường hợp nhẹ có thể điều trị hết bằng các thuốc không kê toa, dầu gội dịu nhẹ và thay đổi lối sống. Những bệnh nhân có tình trạng miễn dịch kém có nguy cơ bị viêm nang lông da đầu nhiều hơn, cần được tư vấn các biện pháp phòng ngừa chuyên sâu hơn bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.