✴️ Bé bị viêm VA – Nhận biết và chăm sóc như thế nào?

Nhận biết bé bị viêm VA

Bệnh viêm VA thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn.
Khi bị viêm VA, trẻ sẽ có biểu hiện sốt trên 38 độ C, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Trẻ cũng bị ngạt mũi. Bệnh thường kèm theo ho, nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc…

Khi bé bị viêm VA sẽ có biểu hiện ho, sốt cao, đau họng...

Khi bé bị viêm VA sẽ có biểu hiện ho, sốt cao, đau họng…

Trong trường hợp bé bị viêm VA cấp nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ tiến triển thành VA mạn tính hay VA quá phát. Bệnh nặng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, áp xe thành sau họng…

 

Chăm sóc bé bị viêm VA

Khi thấy những dấu hiệu bệnh của trẻ, cha mẹ nên đưa bé đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng trực tiếp thăm khám và điều trị. Thông thường khi bé bị viêm VA cấp thì có thể dùng thuốc để điều trị. Viêm VA mạn tính thì cần được điều trị ngoại khoa: nạo VA.
Việc điều trị bằng phương pháp nào cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do vậy người bệnh cần đi khám để được tư vấn chữa trị phù hợp.

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên chú ý tới chế độ ăn uống cho trẻ nhằm bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe.
– Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh nhằm cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra các loại vitamin như vitamin C, E, A, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm, khó thở của trẻ. Các loại hoa quả, rau xanh giàu chất chống ôxy hóa, đặc biệt tốt là dâu tây, các loại quả mọng, bông cải xanh, rau bina và cà rốt.
– Các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc, các thực phẩm khác như sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà.
– Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, canxi và protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Bé bị viêm VA nên tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa (có hàm lượng chất béo thấp). Nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn thân thiện có lợi cho hệ thống tiêu hóa và cũng có tác dụng tốt đối với người bệnh.
– Trẻ bị viêm VA thường dễ bị mất nước hơn so với những người bình thường, do đó cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước sẽ giúp giảm tình trạng viêm, tình trạng khô họng.

Để cải thiện tình trạng sức khỏe cho trẻ, cha mẹ cần chú ý tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày cho bé bị viêm VA

Để cải thiện tình trạng sức khỏe cho trẻ, cha mẹ cần chú ý tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày cho bé bị viêm VA

– Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày vì thừa muối sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể tích lũy chất lỏng, làm tình trạng viêm phế quản gia tăng, đồng thời quá trình sản xuất chất nhầy cũng tăng theo.
– Nên giảm lượng đường tinh luyện trong chế độ ăn vì sẽ làm gia tăng hiện tượng khó thở. Kiêng ăn các đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu… dễ gây kích thích niêm mạc phế quản gây hiện tượng ho.
– Tránh các loại hoa quả chua, chát như: mận, táo chua vì ăn những thực phẩm này sẽ khó làm long đờm.
Cha mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và đưa trẻ tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để nắm được tình trạng tiến triển bệnh của bé. Từ đó điều chỉnh chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý..

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top