✴️ Biểu hiện bệnh đường ruột ở trẻ

Nội dung

Các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần nhận biết các biểu hiện bệnh đường ruột ở trẻ em để giúp trẻ điều trị kịp thời. Đây là bệnh khiến trẻ kém ăn, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta có thêm kiến thức về bệnh lý này.

Các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần nhận biết các biểu hiện bệnh đường ruột ở trẻ em để giúp trẻ điều trị kịp thời.

Các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần nhận biết các biểu hiện bệnh đường ruột ở trẻ em để giúp trẻ điều trị kịp thời.

Bệnh đường ruột ở trẻ là gì?

Khi trong cơ thể trẻ, các loại vi khuẩn có ích và có hại ở thế cân bằng, trẻ sẽ có đường ruột khoẻ mạnh, tiêu hoá và hấp thu tốt. Tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó khiến tỷ lệ vi khuẩn có ích và có hại bị mất cân bằng, gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột. Đó là lúc trẻ bị mắc bệnh đường ruột.

 

Biểu hiện bệnh đường ruột ở trẻ như thế nào?

Biểu hiện bệnh đường ruột ở trẻ xảy ra khá nhiều, bao gồm các vấn đề sau:

– Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, phân lỏng, có bọt.

– Xuất hiện hội chứng lỵ ở trẻ do tụ cầu khuẩn gây ra.

– Trẻ thường xuyên chán ăn, đau bụng, nôn trớ.

– Trẻ bị suy dinh dưỡng do khả năng hấp thụ thức ăn kém.

– Trẻ bị sụt cân, thể trạng yếu, người mệt mỏi, quấy khóc.

Trẻ bị sụt cân, thể trạng yếu, người mệt mỏi, quấy khóc là một trong các biểu hiện bệnh đường ruột ở trẻ

Trẻ bị sụt cân, thể trạng yếu, người mệt mỏi, quấy khóc là một trong các biểu hiện bệnh đường ruột ở trẻ.

 

Nguyên nhân nào gây ra bệnh đường ruột ở trẻ?

– Do trẻ bị nhiễm trùng đường ruột từ việc ăn uống, vệ sinh, môi trường sinh hoạt bất lợi.

– Hiện tượng thay đổi thời tiết cũng có thể dẫn đến loạn khuẩn đường ruột.

– Chế độ dinh dưỡng bất lợi (cho trẻ ăn dặm quá sớm, pha sữa công thức sai hướng dẫn và sai tỷ lệ cần thiết, cho dùng thử thức ăn người lớn).

– Do trẻ có cấu trúc ruột khác thường một cách tự nhiên, hoặc thiếu men tiêu hoá do di truyền dẫn đến rối loạn hoạt động đường ruột.

– Do người lớn lạm dụng dùng thuốc kháng sinh cho trẻ. Khi trẻ dùng kháng sinh để điều trị các bệnh viêm họng, viêm amidal, viêm phổi… thì kháng sinh lại tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột.

– Do trẻ bị căng thẳng tinh thần, bất ổn tâm lý, không thoải mái.

– Việc trẻ bị ốm mệt cũng có thể tác động xấu tới sự cân bằng vi khuẩn lợi và hại. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, cơ thể suy yếu dễ làm tăng số hại khuẩn, giảm lợi khuẩn do trẻ có sức đề kháng kém.

 

Làm gì để phòng bệnh đường ruột ở trẻ nhỏ?

Cách phòng bệnh đường ruột ở trẻ tốt nhất là cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống khoa học, thích hợp với từng độ tuổi của trẻ. Thành phần bữa ăn cần có nhiều chất xơ từ rau xanh, các loại củ quả.

Giúp trẻ giữ vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt như tắm cho trẻ hoặc dạy trẻ cách tắm đúng cách, nhắc trẻ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh… Cần giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt của trẻ để tránh những vi khuẩn gây hại, tẩy giun sán định kỳ 6 tháng để đảm bảo hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt. Bên cạnh đó và không kém phần quan trọng là trẻ cần được thường xuyên bổ sung men vi sinh có lợi cho đường ruột.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top