-Cúm: Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến virus cúm dễ dàng xâm nhập gây bệnh. Triệu chứng thường thấy là sốt nhẹ, có thể ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, nghẹt mũi, chán ăn, hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong.
-Viêm họng cấp tính: Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh thường thấy là do vi khuẩn và virus. Viêm họng cấp tính nếu không được chữa trị hiệu quả, có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, biến chứng cơ tim và van tim.
-Viêm phế quản, biến chứng viêm phổi: Viêm phế quản có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Bệnh thường khởi phát sau khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi do không chữa trị hiệu quả kịp thời…
Có nhiều cách phòng bệnh viêm đường hô hấp khi thời tiết giao mùa. Dưới đây là những cách phòng bệnh viêm đường hô hấp khi thời tiết giao mùa:
-Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm.
-Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.-Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh, kem, đá.
-Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ nhất là trước khi ăn, sau khi đùa nghịch, đi vệ sinh. Vệ sinh mỗi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
-Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả). Cho trẻ uống nhiều nước hơn, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng
-Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh và duy trì đến 2 tuổi.
-Ăn dặm đúng thời điểm với chế độ dinh dưỡng hợp lý (thời điểm ăn dặm tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi)
-Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng Quốc gia.
-Không hút thuốc lá và giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
-Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ đặc biệt kẽm, selen – đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như hệ miễn dịch cho trẻ. Hai vi chất kẽm và selen có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ.
-Mẹ có thể bổ sung kẽm, selen cho các bé thông qua thực phẩm hàng ngày như: Hải sản (sò, tôm đồng…), thịt màu đỏ ( thịt lợn, thịt bò..), trứng, sữa đậu nành… Tuy nhiên nếu bữa ăn không đảm bảo đầy đủ thì các mẹ có thể bổ sung thông qua thực phẩm bổ dưỡng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh