✴️ Chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Nội dung

1. Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi là do các mô trong mũi bị sưng hoặc mũi sản xuất quá nhiều dịch.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi là do các mô trong mũi bị sưng hoặc mũi sản xuất quá nhiều dịch

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi là do các mô trong mũi bị sưng hoặc mũi sản xuất quá nhiều dịch.

Trong vài ngày đầu đời, nhiều trẻ có thể bị sổ mũi, nghẹt mũi. Nguyên nhân là do khi còn trong bụng mẹ, bé ở trong một môi trường đầy nước và hít thở nước ối để luyện tập cho cuộc sống sau khi ra đời. Trong những ngày đầu đời, bé có thể sẽ hắt hơi liên tục để đẩy hết lượng nước còn sót trong hệ thống hô hấp của mình.

 Không khí quá khô, nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do bị kích ứng bởi các yếu tố như không khí ô nhiễm, nước hoa, phấn hoa, khói thuốc lá, ngửi mùi gia vị… cũng là những nguyên nhân không thể bỏ qua.

 

2. Chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi hay nghẹt mũi, bé sẽ thở bằng miệng, điều này sẽ khiến việc bú mẹ trở nên khó khăn hơn. Sổ mũi lâu ngày cũng có thể khiến bé bị ho, viêm tiểu phế quản, phế quản hoặc viêm phổi. Do đó, mẹ cần chú ý xử lý tình trạng này sớm. Mẹ có thể áp dụng những cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh dưới đây để xóa tan tình trạng này.

Sổ mũi lâu ngày cũng có thể khiến bé bị ho, viêm tiểu phế quản, phế quản hoặc viêm phổi. Cần chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh dứt điểm

Sổ mũi lâu ngày cũng có thể khiến bé bị ho, viêm tiểu phế quản, phế quản hoặc viêm phổi.

 

-Nhỏ mũi bằng nước muỗi sinh lý: Mẹ nên dùng nước muối NaCl  0,9% để nhỏ mũi cho con. Nhỏ mũi ngày 3-4 lần khi con hắt hơi nhiều lần trong ngày. Lúc con bắt đầu sổ mũi, mẹ cần nhỏ tăng cường cho bé 5-6 lần/ngày. Nên nhỏ mũi cho bé trước khi ăn.
– Massage mũi và cho ngủ nghiêng 1 bên: Nếu trẻ bị nghẹt mũi trái hãy để bé nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Sau đó, dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, day day nhẹ, ngày làm 3-4 lần.
-Thoa dầu giữ ấm vào lòng bàn chân: Khi vừa thấy trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, mẹ có thể dùng dầu giữ ấm bôi vào lòng bàn chân con, massage lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất vào chân để giữ ấm. Sau đó mẹ có thể tiếp tục xoa dầu vào ngực, bụng và sau lưng con để giúp thân bé ấm lên và chứng sổ mũi cũng nhanh hết.

Khi thấy tình trạng sổ mũi không dứt và có xu hướng nặng lên, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt

Khi thấy tình trạng sổ mũi không dứt và có xu hướng nặng lên, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top