✴️ Đầy hơi khó tiêu ở trẻ sơ sinh

Đầy hơi khó tiêu là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, đầy hơi khó tiêu ở trẻ sơ sinh còn ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và hấp thụ dinh dưỡng của trẻ.

 

1. Đầy hơi khó tiêu ở trẻ sơ sinh

Đầy hơi khó tiêu là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đầy hơi khó tiêu thường khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân do hấp thụ dinh dưỡng kém.

Đầy hơi khó tiêu là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đầy hơi khó tiêu là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

 

Các nguyên nhân gây đầy hơi khó tiêu ở trẻ sơ sinh gồm:

Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp: Ép trẻ ăn quá nhiều so với yêu cầu của trẻ, cữ ăn dày đặc khiến trẻ không tiêu hóa hết, thức ăn ứ đọng trong đường ruột bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều khí dẫn đến tình trạng đầu hơi khó tiêu.

Trẻ ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn:  Khi ăn phải những thức ăn này, cơ thể trẻ bị nhiễm khuẩn gây ra viêm ruột, nôn ói, tiêu chảy. Có rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, làm thức ăn bị thiu, có mùi chua, sau đó tiếp tục sinh hơi trong đường ruột khi đi vào cơ thể.

Tư thế bú không đúng cũng là nguyên nhân gây đầy hơi, khó tiêu ở trẻ sơ sinh.

Trẻ bú bình không đúng cách.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ có nhiều thức ăn gây đầy hơi khó tiêu…

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp là một trong những nguyên nhân gây đầy hơi khó tiêu ở trẻ sơ sinh.

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp là một trong những nguyên nhân gây đầy hơi khó tiêu ở trẻ sơ sinh

 

Dấu hiệu đầy hơi khó tiêu ở trẻ sơ sinh rất đa dạng, có thể kể đến một số nguyên nhân như:

-Khó chịu, quấy khóc

-Ăn ít, biếng ăn

-Hay nôn trớ

-Bùng phình trướng hơi

-Đi tiêu phân lỏng hoặc sền sệt…

 

2. Chữa đầy hơi khó tiêu cho trẻ sơ sinh

Hiện tượng đầy hơi khó tiêu ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể khắc phục được khi chỉ ra chính xác nguyên nhân. Dưới đây là những lưu ý trong chữa đầy hơi khó tiêu ở trẻ sơ sinh:

-Chú ý tư thế bú của trẻ: Cho trẻ bú ở tư thế đầu cao hơn so với dạ dày để sữa trôi xuống đáy dạ dày còn khí thừa sẽ nằm ở trên và dễ dàng ợ hơi. Nếu trẻ bú bình, bạn nên nâng cho hơi dốc, sữa phải ngập núm ti để hạn chế bé nuốt phải quá nhiều khí trong quá trình bú.

-Lựa chọn bình sữa phù hợp: Nếu bạn đang cho bé bú bình và bé đang gặp phải tình trạng đầy hơi khó tiêu hãy chuyển sang dùng loại bình sữa có thiết kế núm ti chảy chậm hoặc có hệ thống lỗ và van kiểm soát lượng sữa giúp chống sặc cũng như ngăn bé nuốt khí.

-Xem lại chế độ dinh dưỡng của mẹ: Đồ ăn, thức uống hằng ngày mẹ ăn sẽ tiết vào sữa và ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Do đó, mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng của mình xem có đang ăn những đồ ăn thức uống dễ gây đầy hơi chướng bụng không. Trong quá trình cho con bú, mẹ không nên ăn các món cay nóng, chua chát, không uống nước có ga, có cồn… Thay vào đó nên ăn chín uống sôi, ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng.

Massage bụng giúp giảm tình trạng đầy hơi khó tiêu ở trẻ sơ sinh.

Massage bụng giúp giảm tình trạng đầy hơi khó tiêu ở trẻ sơ sinh

 

-Massage bụng cho trẻ sơ sinh: Mẹ nên massage bụng cho trẻ thường xuyên và đúng cách. Việc làm này sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu do làm giảm được lượng hơi trong dạ dày.

-Chườm nóng bụng cho trẻ: Dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng cho bé. Tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi cho bé.

-Vỗ ợ hơi cho trẻ: Sau mỗi lần cho con bú, mẹ đừng quên giúp bé ợ hơi nhé. Có thể vỗ ợ hơi cho trẻ bằng cách bế bé tựa đầu vào vai bạn và vỗ nhẹ lên lưng bé; bế bé tựa đầu vào vai bạn và xoa lưng bé theo những chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ…

-Cho bé nằm sấp 3-5 phút sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, không nên đặt bé nằm sấp khi vừa mới ăn no xong.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top