✴️ Hội chứng ăn bậy (Hội chứng Pica)

Hội chứng Pica là gì?

Hội chứng Pica là lặp đi lặp lại hoạt động ăn các đồ vật không phải là thực phẩm, là chứng rối loạn ăn uống thường gặp nhất ở trẻ mắc chứng tự kỷ. Trong xuất bản phẩm, định nghĩa phổ biến nhất về hội chứng Pica là hành động đưa các đồ vật không ăn được vào miệng.

Ví dụ, một đứa trẻ có thể ăn thức ăn từ thùng rác hoặc cắn một miếng trên chiếc xe đồ chơi bằng nhựa và nuốt nhanh chóng. Điều này khác với việc những trẻ ngậm đồ vật trong miệng và di chuyển chúng trong miệng, sau đó thỉnh thoảng nuốt vật đó.

Ở những người mắc chứng tự kỷ, ở những người bị khuyết tật trí tuệ hội chứng Pica thường gặp hơn so với những người có trí tuệ ở mức trung bình hoặc trên trung bình.

Các đồ vật mục tiêu thường gặp của hành vi hội chứng Pica

Đã có báo cáo về việc trẻ mắc chứng tự kỷ ăn nhiều đồ vật khác nhau. Các đồ vật mục tiêu thường gặp bao gồm:

  • Phấn
  • Đầu lọc thuốc lá
  • Đất sét
  • Quần áo hoặc sợi chỉ
  • Đồng xu
  • Bụi bẩn
  • Phân
  • Tóc
  • Một lượng lớn đá lạnh
  • Mạt sơn
  • Giấy
  • Cây cỏ
  • Băng dán
  • Đá, sỏi hoặc vỏ bào
  • Muối
  • Dây thun
  • Dầu gội đầu
  • Bất cứ vật gì không phải là thực phẩm

Chẩn đoán và tỷ lệ hiện mắc hội chứng Pica

Thông thường, hội chứng Pica được chẩn đoán bởi các chuyên gia như bác sĩ tâm lý học,  bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Hội chứng Pica được chẩn đoán bằng bốn tiêu chí cụ thể sau:

  • Liên tục ăn một hoặc nhiều vật không phải thực phẩm.
  • Hành vi không phù hợp về mặt phát triển và không phải là hành vi được khuyến khích về mặt văn hóa.
  • Hành vi xảy ra thường xuyên để cần có sự chăm sóc hoặc giám sát lâm sàng độc lập.
  • Trẻ trên 18 tháng tuổi (Hành động cho đồ vật vào miệng được coi là hành vi phù hợp về mặt phát triển đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi). Tuy nhiên, nếu việc nuốt các vật không ăn được xảy ra rất thường xuyên, thì có thể cần điều trị sớm hội chứng Pica đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi

Tỷ lệ hiện mắc:

Dựa vào các nghiên cứu đã xuất bản, có vẻ hội chứng Pica xảy ra khá thường xuyên ở trẻ em và người lớn mắc chứng tự kỷ và các khuyết tật phát triển khác. Chưa có nghiên cứu nào được công bố về tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ hiện mắc hội chứng Pica về mặt lâm sàng ở trẻ em và người lớn mắc chứng tự kỷ sống trong môi trường tại cộng đồng (Ali, Z, 2001).

Các câu hỏi quan trọng cần hỏi

Các câu hỏi quan trọng cần hỏi phụ huynh hoặc nhà giáo dục trẻ em mắc chứng tự kỷ để sàng lọc hội chứng Pica là:

  • Trẻ có lục lọi tìm đồ vật trong môi trường sinh hoạt (tức là phòng học hoặc nhà) để tìm các vật cho vào miệng không?
  • Trẻ có thường xuyên ăn các vật không phải thực phẩm không?
  • Trẻ có thường xuyên ngậm các vật không ăn được trong miệng (ví dụ như đá, vỏ bào) không?
  • Những người khác như ông bà hoặc người giữ trẻ có báo cáo rằng trẻ cho các vật không ăn được vào miệng không?
  • Có thấy các vật không ăn được trong phân của trẻ (ví dụ như các hạt/hột, viên đá nhỏ) không?

Tìm hiểu thêm về Tự kỷ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top