Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển tâm thần gây ảnh hưởng đến cách ứng xử, giao tiếp và hành vi trong cuộc sống.
Những người bị tự kỷ thường có biểu hiện rất đa dạng và nhu cầu cần được trợ giúp trong cuộc sống cũng vậy. Do đó tự kỷ cũng thường được biết đến với tên Rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Các biểu hiện của tự kỷ thường xuất hiện ở tuổi rất nhỏ. Tự kỷ không phải là một bệnh, nhưng với sự can thiệp sớm thì trẻ sẽ có thể tự xoay sở được một số trở ngại nhất định trong cuộc sống.
Rối loạn phổ tự kỷ là một khái niệm chỉ chung cho nhiều biểu hiện rối loạn phát triển tâm thần. Tự kỷ không phải là bệnh, nhưng nó có khả năng gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người mắc phải.
Tự kỷ có thể gây ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống. Một vài trường hợp cần phải được trợ giúp suốt đời, nhưng cũng có những trường hợp có đủ khả năng để sống và làm việc độc lập.
Trong một vài trường hợp, biểu hiện của tự kỷ có thể xuất hiện từ tuổi sơ sinh. Ở các trường hợp khác thì các triệu chứng có thể biểu hiện rõ ràng hơn khi trẻ lớn hơn.
Cha mẹ hay người giữ trẻ có thể nhận thấy các biểu hiện sau ở trẻ:
Đối với trẻ lớn hơn thì có thể có các biểu hiện:
Rối loạn phổ tự kỷ có thể gây ảnh hưởng đến nhận thức về thế giới của một người. Người đó có thể trở nên cực kỳ nhạy cảm với một số thứ, ví dụ như ánh sáng, âm thanh, mùi vị, dẫn đến kích thích quá mức một hay một vài giác quan. Đây được gọi là sự quá tải giác quan.
Việc này có thể khiến cho các hoạt động hàng ngày như đi mua sắm trở nên khó khăn và quá sức chịu đựng.
Những người bị rối loạn phổ tự kỷ cũng có thể có:
Người tự kỷ cũng có những biểu hiện lặp đi lặp lại sau:
Đối với người bị tự kỷ thì chỉ cần một lỗi nhỏ trong lịch trình, một sự kiện bất ngờ, hay tiếp xúc với một môi trường gây kích ứng quá mức như âm thanh to thì cũng có thể trở nên quá sức chịu đựng. Trong các tình huống như thế thì họ thường phản ứng bằng cách thể hiện cơn giận, cuồng nộ, buồn bã, hay tự cô lập, những người khác có thể nhầm tưởng đây là những hành vi xấu.
Khoảng 1 trong 10 người tự kỷ có dấu hiệu của hội chứng bác học, có khả năng thiên tài trong một lĩnh vực nhất định. Các khả năng đó có thể là sử dụng một nhạc cụ, làm các phép tính phức tạp với tốc độ nhanh hay ghi nhớ được một lượng lớn kiến thức.
Người tự kỷ có khả năng mắc các bệnh sau đây cao hơn người bình thường:
Các dấu hiệu của tự kỷ thường xuất hiện rất sớm khi còn nhỏ, và để chẩn đoán được chính xác thì thường phải đến 2 tuổi.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp không được chẩn đoán cho đến khi trẻ lớn hơn. Đôi khi việc được chẩn đoán sớm có thể giúp trẻ có được sự hỗ trợ trong giai đoạn đang phát triển để đối đầu với cuộc sống về sau.
Các dấu hiệu của tự kỷ rất đa dạng, nếu như cha mẹ hay người chăm sóc trẻ có sự lo lắng về các trẻ phản ứng hay cư xử thì nên đi khám và tư vấn ngay.
Không có xét nghiệm nào để chẩn đoán tự kỷ, nhưng các bác sĩ sẽ sử dụng các tiêu chuẩn, bảng câu hỏi để đánh giá về hành vi từ sách Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các rối loạn tâm thần ấn bản thứ 5 (DSM-5), để có thể xác định được trẻ có bị tự kỷ hay không.
Và các chẩn đoán phân biệt khác cũng cần được loại trừ, ví dụ như khiếm khuyết về thính giác.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh