Buồn ngủ quá mức khác nhau ở mỗi người. Bạn có thể là ngủ nhiều giờ hơn bình thường và cảm thấy buồn ngủ hầu hết mọi thời gian trong ngày. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, ngủ gà, hoặc mỏi mắt và cần phải nhắm mắt lại thường xuyên. Bạn ngủ trưa thường xuyên hơn mà vẫn cảm thấy buồn ngủ sau khi thức dậy.
Không giống như tình trạng mệt mỏi, chủ yếu là do thiếu năng lượng, buồn ngủ quá mức có thể cản trở việc học tập, công việc, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn. Bạn có thể cảm thấy mất tập trung và mơ hồ cả ngày, cảm giác giống như sau khi thức dậy.
Khi bạn không ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ không tốt sẽ dẫn đến tình trạng buồn ngủ. Ngoài triệu chứng buồn ngủ ban ngày, bạn có thể bị ngủ ngáy, bồn chồn hoặc chân không yên khi đang ngủ. Bạn có thể không nhận thức được mình đang gặp phải các triệu chứng này.
Một số nguyên nhân khác gây buồn ngủ quá mức như rối loạn giáp trạng hoặc ung thư. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây buồn ngủ quá mức:
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng nguy hiểm, trong đó bạn liên tục ngừng thở và bắt đầu thở trong suốt đêm. Tình trạng này khiến bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, gây buồn ngủ quá mức vì không ngủ đủ giấc.
Các triệu chứng khác của chứng ngưng thở khi ngủ:
Chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh tiểu đường loại 2, béo phì.
Các loại ngưng thở khi ngủ:
Hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên (RLS) gây ra cảm giác khó chịu, không kiểm soát, phải di chuyển một hoặc cả hai chân. Tình trạng này gây đau nhói hoặc ngứa ở chân và đỡ hơn khi bạn đứng dậy và đi lại.
Hội chứng này khiến bạn khó vào giấc và khó ngủ, dẫn đến buồn ngủ quá mức vào ngày hôm sau.
Chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ là một rối loạn thần kinh. Não không điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức đúng cách. Trong thời gian nghỉ ngơi, người mắc chứng ngủ rũ có thể thức giấc nhiều lần (tương tự như chứng mất ngủ kéo dài). Những cơn buồn ngủ ban ngày quá mức xuất hiện vào những thời điểm ngẫu nhiên. Những người mắc chứng ngủ rũ có thể ngủ quên khi đang nói chuyện hoặc trong bữa ăn.
Chứng ngủ rũ khá hiếm gặp, thường bị chẩn đoán nhầm là rối loạn tâm thần và phát triển ở độ tuổi từ 7 - 25.
Trầm cảm
Một sự thay đổi trong thói quen ngủ có thể là một triệu chứng của bệnh trầm cảm. Bạn có thể ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn nhiều so với trước đây. Các triệu chứng khác của trầm cảm bao gồm thiếu động lực, cáu kỉnh, thay đổi khẩu vị, cảm thấy thất vọng và không còn hứng thú với các hoạt động yêu thích của mình.
Đôi khi thay đổi giấc ngủ là dấu hiệu sớm của bệnh trầm cảm. Một số trường hợp khác thì những thay đổi trong thói quen ngủ xảy ra sau khi các dấu hiệu trầm cảm khác xuất hiện.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ và buồn ngủ quá mức. Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ này như: thuốc điều trị tăng huyết áp, trầm cảm, nghẹt mũi (thuốc kháng histamine), buồn nôn và nôn (thuốc chống nôn), rối loạn tâm thần, bệnh động kinh, lo âu.
Báo lại với bác sĩ nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ này để được điều chỉnh lại cho phù hợp.
Lão hóa
Lão hóa liên quan đến những thay đổi trong chu kỳ sinh học dẫn đến thời gian dành cho giai đoạn ngủ sâu ít hơn và thức dậy thường xuyên hơn vào giữa đêm. Các vấn đề liên quan đến thể chất và tinh thần kéo dài cũng có thể khiến bạn khó ngủ suốt đêm và dẫn đến buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
Chứng ngủ nhiều vô căn
Vô căn có nghĩa là không rõ nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Chứng ngủ nhiều vô căn là một rối loạn giấc ngủ mạn tính liên quan đến tình trạng buồn ngủ quá mức, diễn ra liên tục mặc dù đã ngủ đủ giấc hoặc thậm chí trong thời gian dài. Bạn cũng có thể khó bị đánh thức khỏi giấc ngủ.
Điều trị bệnh này phụ thuộc vào nguyên nhân
Ngưng thở khi ngủ
Áp dụng phương pháp thở áp lực dương liên tục (CPAP), sử dụng một máy nhỏ đặt cạnh giường để bơm không khí qua một ống mềm tới mặt nạ đeo trên mũi và miệng của bạn.
Một số người có thể cảm thấy CPAP quá ồn hoặc khó chịu, nhưng đây vẫn là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Hội chứng chân không yên
Mát-xa chân hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ, tập thể dục sớm trong ngày là các biện pháp giúp giảm các triệu chứng của hội chứng chân không yên và cải thiện giấc ngủ.
Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn nên bổ sung sắt nếu nồng độ sắt trong máu thấp. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để kiểm soát các triệu chứng. Đừng quên theo dõi trong quá trình điều trị để phát hiện các tác dụng phụ bất thường.
Chứng ngủ rũ
Các triệu chứng của chứng ngủ rũ có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh lối sống. Bạn nên tuân thủ lịch trình ngủ-thức đều đặn vào mỗi buổi tối và buổi sáng.
Một vài mẹo giúp giảm tình trạng buồn ngủ quá mức ở những người mắc chứng ngủ rũ:
Trầm cảm
Phương pháp điều trị là trị liệu bằng lời nói, dùng thuốc hoặc cả hai. Thay đổi lối sống, bao gồm tham gia hoạt động thể chất, hạn chế rượu, chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và kiểm soát căng thẳng.
Giấc ngủ liên quan đến tuổi tác
Những thay đổi trong lối sống giúp giải quyết các vấn đề về giấc ngủ liên quan đến tuổi tác. Nếu thay đổi lối sống là không đủ, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp khác như kê đơn thuốc ngủ.
Chứng ngủ nhiều vô căn
Điều trị tập trung vào việc giảm bớt các triệu chứng bằng thuốc kích thích, thay đổi chế độ ăn uống hoặc điều chỉnh lối sống.
Buồn ngủ quá mức do nhiều nguyên nhân gây ra, vì vậy bước đầu tiên là phải tìm được nguyên nhân gây bệnh để đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp, nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp bạn sớm ổn định cuộc sống.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh