✴️ Những khác biệt giữa liệt hai chi dưới và liệt tứ chi?

Nội dung

Liệt hai chi dưới và tứ chi

Liệt hai chi dưới và tứ chi là các dạng liệt khác nhau, có thể mất vận động một phần hay hoàn toàn ở một hay nhiều bộ phận trên cơ thể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến liệt, bao gồm các bệnh về thần kinh cơ, các chấn thương tủy sống, và đột quỵ. Liệt có thể có nhiều loại, tùy thuộc vào nguyên nhân nền và độ nặng của tổn thương. Các dạng liệt có thể là một phần hay hoàn toàn, tạm thời hoặc vĩnh viễn khu trú hay toàn thân.

Liệt hai chi dưới là liệt hoàn toàn hay một phần cả 2 chân và, một số trường hợp còn có cả liệt một phần dưới bụng. Nhiều người sử dụng như nhau hai thuật ngữ liệt hai chi dưới và yếu liệt hai chi dưới – là dạng liệt một phần ở thân dưới do yếu và cứng cơ.

Liệt tứ chi là dạng liệt do mất vận động và cảm giác ở cả bốn chi. Dạng này còn ảnh hưởng đến cả các cơ quan trong cơ thể. Một vài dạng liệt khác bao gồm liệt một chi, chỉ ảnh hưởng một tay, và liệt nửa người, ảnh hưởng một tay và một chân cùng bên.

Nguyên nhân

Chấn thương ở não và tủy sống có thể gây ra liệt hai chi dưới và liệt tứ chi.

Chấn thương tủy sống

Mỗi năm có khoảng 250,000 – 500,000 trường hợp chấn thương tủy sống trên toàn thế giới. Tủy sống là một cấu trúc dạng ống dài chứa đựng nhiều bó thần kinh và truyền các tín hiệu thần kinh từ não đến các bộ phận khác trên cơ thể và ngược lại. Các xương của cột sống – các đốt sống có nhiệm vụ bảo vệ tủy sống khỏi các chấn thương vật lý. Tuy nhiên, va chạm mạnh hay té ngã cũng có thể làm vỡ hay trật các đốt sống, từ đó dẫn đến tổn thương một phần của tủy sống.

Các phản ứng viêm diễn ra sau đó có thể phá hủy bao myelin bao bọc xung quanh các sợi thần kinh. Các sợi thần kinh có bao bị tổn thương không thể trao đổi các tín hiệu điện nhanh và hiệu quả như bình thường.

Các ảnh hưởng của chấn thương tủy sống rất đa dạng, tùy thuộc vào vị trí tổn thương. Ví dụ, tổn thương ở phần lưng hay cụt của phần lưng dưới có thể gây liệt 2 chân và một phần bụng dưới.

Tổn thương tại phần tủy ngực có thể gây yếu, liệt ở phần ngực, bụng, và chân. Chấn thương tủy sống cổ có thể gây liệt toàn bộ cơ thể từ cổ trở xuống.

Tai nạn giao thông và ngã thường gây ra các chấn thương làm vỡ hay nát các đốt sống dẫn đến chấn thương tủy sống.

Nếu như một bệnh nào đó như là đột quỵ tủy sống, thấp khớp, nhiễm trùng, hay thoái hóa đĩa đệm, gây ra tổn thương tủy sống, đây được gọi là tổn thương tủy sống không do chấn thương.

Đột quỵ

Theo số liệu ở Mỹ năm 2017, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng thứ năm, và theo năm 2013, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến liệt.

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị hẹp, tắc hay vỡ dẫn đến gián đoạn cung cấp máu cho não và ít gặp hơn là ở tủy sống. Không nhận được máu giàu oxy, các tế bào não sẽ chết dần dần và dẫn đến liệt.

Liệt do đột quỵ thường ảnh hưởng 1 bên cơ thể. Tuy nhiên, tổn thương não ở vùng thấp, nơi liên kết với tủy sống, có thể dẫn đến yếu cơ hoặc liệt ở cả hai bên. Một vài triệu chứng khác của đột quỵ:

  • Đau đầu nặng và đột ngột;
  • Thị lực có vấn đề;
  • Chóng mặt và mất thăng bằng;
  • Đi lại khó khăn;
  • Nói chuyện khó khăn;
  • Lú lẫn.

liệt chi

Bại não

Là một nhóm các rối loạn về thần kinh gây ảnh hưởng lên lớp vỏ ngoài của não – nơi điều khiển các cử động cơ. Trong hầu hết các trường hợp, bại não xuất hiện từ lúc mới sinh. Tuy nhiên, một vài trẻ có thể sẽ mắc bệnh sau khi bị chấn thương đầu hay nhiễm trùng gây viêm ở não. Tùy thuộc vào vị trí ảnh hưởng và mức độ nặng, bại não có thể gây ra:

  • Rối loạn phối hợp vận động;
  • Cứng cơ;
  • Vận động mất tự chủ, ví dụ như run rẩy và co giật;
  • Liệt hai chi dưới hay liệt tứ chi.

Bệnh đa xơ cứng (MS)

Đa xơ cứng là sự viêm các bao myelin che phủ các dây thần kinh ở não, tủy sống, và dây thần kinh thị giác. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng từ tê nhẹ cho đến giảm sức cơ rõ rệt làm thay đổi dáng đi của bệnh nhân. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau mạn tính;
  • Co giật cơ ở chân;
  • Cảm giác như bị kim châm ở mặt, thân, hay chi;
  • Cảm giác bị điện giật từ gáy lan ra tay hoặc chân, đây được gọi là dấu hiệu Lhermitte’s;
  • Mất sự phối hợp vận động hoặc có cảm giác chóng mặt.

Các dạng nặng của đau xơ cứng có thể gây liệt một phần hay toàn bộ, mặc dù liệt toàn bộ chỉ xảy ra trong khoảng 1/3 trường hợp đau xơ cứng.

Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân có thể dẫn đến liệt bao gồm:

  • Huyết khối hoặc khối u trong tủy sống;
  • Viêm khớp dạng thấp gây ra viêm ở phần ngọn của cột sống;
  • Viêm tủy sống do bại liệt, HIV, virus tây sông Nile hoặc giang mai;
  • Các rối loạn di truyền, ví dụ như teo cơ xơ cứng cột bệnh – còn được gọi là bệnh neuron vận động hay bệnh Lou Gehrig’s;

Xem thêm: Tiếp cận bệnh nhân liệt chi

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top