Tụ máu dưới màng cứng (Subdural Hematoma – SDH)

Nội dung

* Giải phẫu màng não

– 3 lớp màng bao bọc từ ngoài vào trong: màng cứng, màng nhện, màng nuôi.
– Tạo nên 3 khoang: ngoài màng cứng, dưới màng cứng, dưới nhện
– Màng cứng: phủ mặt trong hộp sọ, dính liền cốt mạc ở liềm đại não. Màng cứng tách ra các vách: lều tiểu não, liềm đại não, lều tuyến yên, lều hành khíu.
– Màng nhện: gồm 2 lá dính  nhau.
– Màng nuôi: phủ mặt ngoài nhu mô não.

 

Tụ máu dưới màng cứng (Subdural Hematoma – SDH)

– Tụ máu dưới màng cứng (Subdural Hematoma – SDH) là tụ máu ở khoang dưới màng cứng: khoang giữa màng cứng và màng nhện.
– Vị trí hay gặp ở tầng trên lều, vùng trán đỉnh, cạnh liềm não. Thường 1 bên ở người lớn, hai bên ở trẻ em.

 

* Nguyên nhân tụ máu

– Chấn thương đầu là nguyên nhân thường gặp nhất của SDH, phần lớn các trường hợp liên quan đến tai nạn giao thông, ngã cao hoặc tai nạn sinh hoạt. Sự rách của các tĩnh mạch cầu (bridging veins) dẫn lưu máu từ vỏ não đến các xoang màng cứng. Rách các tĩnh mạch này khiến cho máu chảy vào khoang giữa màng nhện và màng cứng, nơi mà các tĩnh mach này đi qua. Chảy máu tĩnh mạch thường dừng lại bởi tình trạng tăng áp lực nội sọ hoặc trực tiếp bởi cục máu đông.
– Rách động mạch cũng có thể gây ra SDH và nguyên nhân này chiếm khoảng 20-30%. Hầu hết các trường hợp làm tổn thương các động mạch nhỏ ở vỏ não có đường kinh dưới 1mm. Tự bản thân màng nhện cũng có thể bị rách và tạo nên một đường dẫn dịch não tủy từ khoang dưới nhện vào khoang dưới màng cứng. Kết quả là có sự trộn lẫn cả dịch não tủy và máu trong khoang dưới màng cứng.
– Những bệnh nhân teo não nhiều có nguy cơ SDH cao. Nhóm này bao gồm những người cao tuổi, tiền sử nghiện rượu lâu năm, và những người đã có tiền sử chấn thương sọ não trước đây. Ở những bệnh nhân này, những chấn thương đầu rất nhẹ hoặc thậm chí chỉ là những thay đổi tư thế mà không có va chạm cơ học cũng có thể tạo ra SDH
– Việc sử dụng các thuốc chống đông máu cũng là tăng nguy cơ SDH
– Hiếm gặp:

+ SDH gặp trong chảy máu dưới nhện do vỡ phình mạch não với tỉ lệ từ 0,5-7,9%

+ Hiếm gặp hơn, vỡ phình mạch não có thể gây ra SDH đơn thuần mà không có chảy máu dưới nhện

+ U màng não

- Cận lâm sàng thường dùng trong chẩn đoán là cắt lớp vi tính: tổn thương có thể tăng – đồng – giảm tỷ trọng tùy thuộc giai đoạn tụ máu (cấp, bán cấp và mạn)

Thay đổi của hình ảnh CLVT tụ máu dưới màng cứng theo thời gian

 

return to top