Lo ngại của nhiều bà mẹ là cho bé trai dùng bỉm lâu ngày sẽ làm hẹp bao quy đầu hay ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này của trẻ là không chính xác. Hẹp bao quy đầu ở trẻ có nhiều nguyên nhân, nhưng các bác sĩ chưa tìm thấy nguyên nhân nào liên quan đến bỉm cả. Có chăng, đó là thói quen dùng bỉm sai, hoặc dùng liên tục 24/24h mới khiến trẻ bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục, trong đó có viêm bao quy đầu. Vậy thì, nếu bạn sử dụng bỉm cho bé đúng cách, bạn sẽ không phải băn khoăn về việc này.
Chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh việc dùng bỉm có thể gây vô sinh cho các bé trai. Bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn toàn, chỉ có chức năng vệ sinh chứ chưa có khả năng sản xuất tinh trùng.
Sự tăng trưởng của các nội tiết tố nam testosterone mới kích thích sự sản sinh tinh trùng khi bước vào giai đoạn dậy thì khoảng 12-14 tuổi. Các yếu tố bên ngoài lúc này như chế độ dinh dưỡng, mặc đồ bó sát hay ngồi nhiều, tiếp xúc với môi trường nóng... mới có thể tác động tới số lượng, chất lượng tinh trùng. Bởi vậy, từ khi sinh đến lúc bé 3 tuổi, khi các mẹ đóng bỉm cho con sẽ không có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của bé sau này.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, dù không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nhưng đóng bỉm nhiều, không đúng cách và vệ sinh không hợp lý có thể khiến bé dễ bị hăm, viêm, nhiễm nấm ở “vùng kín”. Trên thực tế, tại các khoa nhi, bệnh viện nhi, không ít trẻ được mang tới khám vì bị viêm da, nhiễm khuẩn đường tiểu do đóng bỉm nhiều, không vệ sinh sạch sẽ. Biểu hiện dễ thấy là da vùng đóng bỉm ửng đỏ, thậm chí loét. Có trẻ còn có biểu hiện dị ứng với bỉm.
Việc đóng bỉm hay tã giấy không làm cho chân bé bị vòng kiềng. Trẻ bị chân vòng kiềng là do chế độ dinh dưỡng và phương pháp nuôi của cha mẹ, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân phổ biến như: Trẻ thiếu Vitamin D nên dẫn đến còi xương và khi trẻ bắt đầu đứng hoặc tập đi, chân phải chịu áp lực của cơ thể nên rất dễ bị vòng kiềng.
Cha mẹ cho trẻ tập đứng, tập đi quá sớm hoặc cha mẹ thường xuyên địu trẻ trên lưng, bế cắp nách trẻ.
Trẻ bị béo phì và có cân nặng quá tải đối với chân khiến chân dễ bị vòng kiềng.
Trẻ bú mẹ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, khả năng kiểm soát cơ tròn (cơ thắt hậu môn, cơ niệu đạo) rất hạn chế. Do đó, trẻ sẽ bài tiết (tống phân, nước tiểu) theo nhu cầu, ngay lập tức mà không có khả năng trì hoãn. Vì vậy, việc đóng bỉm là cần thiết đối với trẻ nhằm tránh bị ướt nhiều lần trong ngày. Nguy cơ bị hăm tã là hoàn toàn có thể nhưng nếu sử dụng đúng cách, bạn có thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ này.
Khi cho trẻ dùng bỉm, nếu thấy có những biểu hiện như quấy khóc, bứt rứt, hay lấy tay dứt bỏ bỉm, cha mẹ cần kiểm tra xem bỉm có quá chật với trẻ không, có khiến bé khó chịu hay gây mẩn đỏ, dị ứng không? Trường hợp trẻ bị kích ứng, viêm da, cần đưa trẻ đi khám, tránh tự ý bôi các loại thuốc gây ảnh hưởng đến trẻ.
Các chuyên gia khuyến cáo, cong chân sinh lý không cần tác động gì, đến khi bé 1 tuổi, chân bé sẽ tự thẳng. Bởi khi đó bé vận động và đi nhiều, nên xương tự điều chỉnh. Với những trẻ có dáng đi xấu, chân vòng kiềng… càng phát hiện sớm khả năng hồi phục càng nhanh và triệt để.
Với trẻ bị biến dạng nhẹ, hiện những phương pháp tập luyện với kỹ thuật thích hợp của các cơ sở y tế, sự hướng dẫn bài bản như đi đứng chạm đầu gối, bàn chân chạm gót chữ V... sẽ giúp trẻ tìm lại dáng đi hoàn toàn bình thường. Trường hợp trẻ bị biến dạng nặng nề, các bác sĩ có thể chỉ định bó bột xương, dùng dụng cụ hỗ trợ tập luyện như nẹp, máng nhựa… để chỉnh hình.
- Trẻ thiếu Vitamin D nên dẫn đến còi xương và khi trẻ bắt đầu đứng hoặc tập đi, chân phải chịu áp lực của cơ thể nên rất dễ bị vòng kiềng.
- Cha mẹ cho trẻ tập đứng, tập đi quá sớm hoặc cha mẹ thường xuyên địu trẻ trên lưng, bế cắp nách trẻ.
- Trẻ bị béo phì và có cân nặng quá tải đối với chân khiến chân dễ bị vòng kiềng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh