Thông thường, da bạn đã nhạy cảm với các loại hóa chất vì chúng có thể hủy hoại da. Vì vậy, bạn đã phải rất chú ý chăm sóc da. Vào mùa hè, da bạn dễ bị ảnh hưởng từ nắng mặt trời, da khô, sạm và xấu. Vào mùa đông, tiết trời khô hanh, da bị mất nhiều nước nên càng dễ bị dị ứng hoặc phản ứng với các loại hóa chất.
1. Chất tẩy rửa gia dụng
Ngày nay, việc sử dụng các chất tẩy rửa trở thành không thể thiếu trong mỗi gia đình. Các nhiều dạng sản phẩm tẩy rửa như: nước rửa chén, rửa kính, lau sàn nhà, bàn ghế, vệ sinh bếp, tủ lạnh, khử mùi…
Có sản phẩm được gọi là chất tẩy trắng, nhưng có thể diệt khuẩn, tẩy vết bẩn, khử mùi (nhà bếp, phòng tắm, bồn tắm, bồn cầu, sàn nhà) và thậm chí tẩy trắng được cả quần áo…
Các loại chất tẩy rửa đồ dùng trong nhà thường chứa các hóa chất tổng hợp không có lợi cho người sử dụng, có thể gây kích ứng da, có thể làm bỏng da. Nếu buộc phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa này bạn nên sử dụng găng tay bảo hộ để tránh nhiễm độc cho da.
Ngoài việc có hại cho da khi tiếp xúc, các hóa chất này còn có thể gây hại cho hệ hô hấp. Do đó đừng quên đeo khẩu trang khi làm việc trong môi trường hóa chất độc hại.
2. Sản phẩm chăm sóc tóc và chăm sóc cơ thể
Các sản phẩm làm tóc hay sữa tắm, kem dưỡng da… thường khó tránh được 2 chất là sodium lauryl sulfat (SLS) và sodium laureth sulfat (SLES). Hai chất này có thể gây lão hóa sớm và có thể góp phần làm tăng bệnh ung thư nếu bạn dùng nhiều.
Vì vậy, khi thấy trên nhãn sản phẩm có ghi tên hai chất trên trong thành phần thì bạn nên suy nghĩ lại trước khi quyết định mua nhé.
3. Nước tẩy rửa móng tay (aceton)
Aceton không chỉ có trong nước tẩy rửa móng mà còn là thành phần phổ biến trong các sản phẩm tẩy tế bào chết, chất tẩy rửa và sản phẩm dưỡng ẩm cho da. Một số cơ sở làm đẹp còn lợi dụng chất này để trị mụn trứng cá.
Theo tạp chí Sophyto (Mỹ), aceton có thể gây tổn hại cho da, não, gây ung thư và các độc tính khác. Đối với da, aceton làm cho da bị khô và dễ bị kích thích, viêm da, ngứa… Đó chính là lý do tại sao bạn nên hạn chế tiếp xúc với aceton càng nhiều càng tốt.
4. Sơn móng tay
Chất formaldehyde được tìm thấy trong sơn móng tay, dầu gội, sữa tắm được coi là chất có thể gây kích ứng da rất nặng và thậm chí là ung thư da. Tuy nhiên, vì nó là chất bảo quản nên rất nhiều hãng mỹ phẩm lựa chọn cho vào sản phẩm của mình để sử dụng được lâu.
Vậy nên, bạn hãy chọn loại không có chất formaldehyde hoặc có tỉ lệ càng thấp càng tốt.
5. Xà phòng kháng khuẩn
Một số loại xà phòng kháng khuẩn có chứa Isopropyl alcohol – một chất có hiệu quả tẩy rửa khá tốt. Hợp chất này thường có nhiều trong nước rửa kính.
Tuy nhiên, khi sử dụng xà phòng kháng khuẩn hàng ngày, hợp chất này có thể làm giảm khả năng phòng bệnh của da. Vì vậy, bạn nên chú ý xem sản phẩm đó có chứa Isopropyl alcohol hay không trước khi sử dụng nhé.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh