Tại sao lá ổi có tác dụng chữa tiểu đường

Lá ổi có vị đắng, tính ấm, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian với công dụng giải độc, tiêu thũng, thu sáp chỉ huyết để chữa tiểu đường. Thành phần lá ổi chứa khoảng 7-10% là tanin (vị chát), khoảng 3% nhựa ổi (chứa axit d-galactose, axit d-galacturonic) và 0,31% tinh dầu ổi (gồm polyphenol.sitosterol, saponin, axit guijavalic, axit maslinic,…).

Năm 2018, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu thử nghiệm lá ổi cho các trường hợp bị tiểu đường typ 2. Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Dinh dưỡng và chuyển hóa (Nutrition & Metabolism) chỉ ra rằng: hợp chất flavonoid trong lá ổi có tác dụng hạ đường huyết theo nguyên lý nâng cao hiệu suất sử dụng glucose của các tổ chức ngoại vi.

Đặc biệt, enzyme Alpha-glucosidase có trong lá ổi có tác dụng chuyển hóa thức ăn thành Glucose, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Chất dịch trong lá ổi non giúp kích thích hoạt hóa men protein tyrosine phosphatase 1B giúp ổn định đường huyết.

Bên cạnh đó, lá ổi và quả ổi còn chứa chất chống oxy hóa như vitamin A, vitamin C và các loại vitamin, khoáng chất như vitamin B2, K, E, canxi, sắt, photpho,… cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, giúp nâng cao thể trạng cho người tiểu đường.

Tuy nhiên, các thành phần trong ổi được sử dụng từ lâu để trị bệnh tiêu chảy, dịch chiết lá ổi để làm se niêm mạc, chữa các chứng bệnh thấp độc, thấp chẩn,…Do đó, việc dùng lá ổi để ổn định tiểu đường cần cân nhắc tác dụng phụ không mong muốn và thời gian sử dụng để đạt hiệu quả..

 

Bài thuốc trị tiểu đường bằng lá ổi tại nhà

Bài thuốc 1: Lá ổi non

Nguyên liệu:

  • 3-5 búp lá ổi tươi
  • 300ml nước

Thực hiện:

  • Rửa sạch búp lá ổi tươi cho vào 300ml nước đun tầm 5-10 phút.
  • Chắt lấy nước, uống thay trà vào lúc sáng sớm hoặc uống sau ăn 1 tiếng.
  • Uống duy trì hằng ngày.

Bài thuốc 2: Lá ổi non, đậu bắp tươi và sa kê

Bên cạnh lá ổi, đậu bắp và sa kê cũng có tác dụng rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Đậu bắp chứa thành phần Myricetin và một lượng lớn chất xơ hòa tan giúp người bệnh no lâu, làm chậm quá trình hấp thu glucose trong máu.

Kết hợp cùng với sa kê là một vị thuốc được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Sa kê có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn và trị các bệnh đường huyết, huyết áp.

Nguyên liệu:

  • 3-5 búp lá ổi tươi
  • 100g đậu bắp tươi
  • 100g sa kê
  • 500ml nước

Thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu: lá ổi, đậu bắp, sa kê
  • Cho tất cả vào nồi nước đun sôi khoảng 10 phút
  • Chắt lấy nước, uống duy trì hàng ngày để ổn định đường huyết

Bài thuốc 3: Lá ổi non, râu ngô và bạch quả

Râu ngô có vị ngọt, tính bình kết hợp với bạch quả và lá ổi non có tác dụng ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Đây là một trong những bài thuốc trị tiểu đường  được nhiều người truyền tai nhau sử dụng

Nguyên liệu:

  • 3-5 búp ổi tươi
  • 30g râu ngô
  • 15g bạch quả
  • 500ml nước

Thực hiện:

  • Búp ổi, râu ngô, bạch quả đem rửa sạch. Lưu ý râu ngô nên chọn loại đã phơi khô.
  • Cho nguyên liệu vào nồi nước đun sôi từ 7-10 phút
  • Dùng để uống duy trì hằng ngày, đặc biệt và lúc sáng sớm.

Bài thuốc 4: Lá ổi non và dây thìa canh

Bên cạnh lá ổi, dây thìa canh cũng là thảo dược được rất nhiều người bệnh tiểu đường biết đến. Với thành phần chứa hoạt chất axit gymnemic GS4 giúp làm giảm hoạt tính của enzyme tân tạo đường, từ đó làm giảm hấp thu đường huyết. Lá ổi non và dây thìa canh cũng là một trong những thảo dược dễ tìm mà mang lại hiệu quả bất ngờ cho người bệnh tiểu đường.

Nguyên liệu:

  • 3-5 búp ổi tươi
  • 15g dây thìa canh
  • 500ml nước

Thực hiện:

  • Búp ổi và dây thìa canh đem rửa sạch
  • Cho tất cả vào nồi nước đun sôi trong 10 phút
  • Chắt nước, loại bỏ bã, uống duy trì hằng ngày.

 

Những điều cần lưu ý khi trị tiểu đường bằng lá ổi tại nhà

Mặc dù đã có những nghiên cứu cho thấy tác dụng của lá ổi trị tiểu đường hiệu quả, tuy nhiên người bệnh cần lưu ý những điều sau trong quá trình điều trị:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học
    • Chế độ cân bằng các nhóm chất: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và nhóm chất,… Không nên sử dụng quá nhiều hoặc quá ít một nhóm chất, sẽ ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa.
    • Nên lựa chọn cách chế biến như hấp, luộc, nướng,…hạn chế sử chiên xào quá nhiều dầu mỡ.
    • Ăn đúng giờ, không bỏ bữa. Nên chia thành bữa ăn chính và bữa ăn phụ để cân bằng đường huyết, tránh để tụt đường huyết quá mức.
    • Hạn chế tối đa những chất kích thích, đồ uống chứa cồn như rượu, bia. Bữa ăn người tiểu đường hạn chế sử dụng nhiều muối.
  • Rèn luyện thể dục, thể thao: Người bệnh tiểu đường tùy theo lứa tuổi và sở thích để lựa chọn bài tập phù hợp.
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể và mức đường huyết thường xuyên khi sử dụng lá ổi, nếu có phản ứng phụ hoặc thay đổi bất thường nên dừng lại và đến gặp các chuyên gia y tế để được tư vấn.
return to top