✴️ Thoát vị bẹn nguyên nhân là gì? Cách điều trị hiệu quả

Nội dung

1. Thoát vị bẹn và các triệu chứng đặc trưng

Thoát vị bẹn là cụm từ chỉ hiện tượng một tạng trong ổ bụng ra khỏi vị trí của mình, rơi xuống bìu thông qua một khu vực yếu kém của ống bẹn. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh thoát vị bẹn như:

– Đau, phồng ra một khối ở bẹn khi thực hiện thao tác nâng vật nặng, rặn hay ho. Hiện tượng này sẽ biến mất khi nằm xuống.

– Ở vùng bìu có cảm giác đau hoặc bị co kéo, da bìu có thể bị sưng đỏ.

Tuy nhiên, những triệu chứng kể trên thường được phát hiện khi bệnh đã tiến triển rõ rệt. Trong giai đoạn đầu, rất khó để nhìn thấy được chỗ bẹn có khối phồng. Riêng đối với các bộ phận khác sẽ không có triệu chứng gì nếu người bệnh mắc thoát vị bẹn. Một số dấu hiệu khác nếu xảy ra ở đại tràng…v..v… thường là do bệnh lý liên quan.

Thoát vị bẹn nguyên nhân từ các bệnh lý khác

Thoát vị bẹn có một số dấu hiệu đặc trưng như chỗ phồng lên ở bẹn.

 

2. Thoát vị bẹn nguyên nhân là gì?

Thoát vị bẹn có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Chia làm 2 loại bẩm sinh và mắc phải.

– Đối với thoát vị bẹn bẩm sinh, đó là do tồn tại ống phúc tinh mạc trong thời kì bào thai.

– Đối với thoát vị bẹn mắc phải, nguyên nhân thường là do cơ vùng bẹn bị gia tăng áp lực rồi gây ra thoát vị, áp lực lên ổ bụng hoặc do quá trình phẫu thuật ổ bụng.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc mắc thoát vị bẹn, đó là:

– Do giới tính: Thông thường, tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới

– Táo bón: Táo bón mạn tính sẽ là nguyên nhân thúc đẩy bệnh thoát vị bẹn

– Phụ nữ trong quá trình mang thai có thể mắc thoát vị bẹn do bị gia tăng áp lực lên vùng ổ bụng

– Một số bệnh lý như xơ nang, ho lâu ngày dai dẳng cũng có thể gây nên bệnh  thoát vị bẹn.

– Tiền sử gia đình có người bị thoát vị bẹn

– Người có thói quen hút thuốc lá thời gian dài

– Người hay phải đứng lâu trong ngày do đặc thù nghề nghiệp.

 

3. Chẩn đoán và điều trị thoát vị bẹn

3.1 Chẩn đoán bệnh thoát vị bẹn

Bệnh nhân khi đến khám trực tiếp tại cơ sở y tế sẽ được chẩn đoán bệnh qua việc sờ hoặc nhìn vào khối phồng ở bẹn. Nó sẽ to lên khi ho, xẹp xuống khi nằm nghỉ ngơi. Ngoài ra, để xác định bệnh trong trường hợp khối thoát vị quá nhỏ, bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, cụ thể là:

 

Siêu âm:

Siêu âm giúp bác sĩ đánh giá được vị trí, tính chất của khối thoát vị và các vấn đề liên quan, giúp cho quá trình tiên lượng điều trị bệnh.

 

Chụp CT scanner:

Kỹ thuật này xác định chính xác tình trạng bệnh nhân qua những chi tiết rõ ràng trên màn hình scan, nhưng nhìn chung bệnh nhân thường không cần thiết phải dùng đến phương pháp này để chẩn đoán bệnh.

Các phương pháp chẩn đoán cũng có thể kiểm tra được các yếu tố bệnh nền tạo điều kiện cho thoát vị bẹn phát triển, từ đó có can thiệp kịp thời để giải quyết được tận gốc nguyên nhân thoát vị bẹn.

Thoát vị bẹn nguyên nhân cần được làm rõ để điều trị hiệu quả

Thoát vị bẹn cần được điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm

 

3.2 Điều trị bệnh

Sau khi đã chẩn đoán được bệnh thì bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định các phương pháp điều trị bệnh tùy vào trường hợp cụ thể. Trẻ sơ sinh bị bệnh thoát vị bẹn bẩm sinh thì sẽ chờ cho ống phúc mạc tự bít lại. Đối với trẻ nhỏ và người lớn bị thoát vị bẹn, điều trị ngoại khoa hoặc điều trị bảo tồn là những giải pháp tối ưu trong trường hợp này. Với phương pháp, bệnh nhân có thể lựa chọn mổ nội soi hoặc mổ mở tùy tình hình sức khỏe và nhu cầu.

– Trong trường hợp bệnh nhân bị thoát vị bẹn nặng, bác sĩ sẽ chỉ định mổ nội soi. Ống nội soi sẽ được đưa vào từ một đường rạch nhỏ ở vùng bụng, sau đó bác sĩ tiến hành cắt bỏ túi thoát vị cũng như tái tạo lại thành bụng để vững chắc hơn. Phương pháp này rất thẩm mỹ, ít đau và hồi phục cũng nhanh hơn.

– Với phương pháp mổ hở, bệnh nhân có thể chịu một vết sẹo và mất khá nhiều thời gian để hồi phục vết thương. Tuy nhiên nguy cơ tái phát là rất thấp.

Phương pháp bảo tồn thường được áp dụng đối với trẻ nhỏ (bé hơn 6 tuổi và đang ít bị nghẹt) hoặc là những bệnh nhân quá già yếu, mắc nhiều bệnh lý khác không thể tiến hành phẫu thuật. Khi đó sẽ sử dụng dải treo bìu, mặc quần chật… để cải thiện tình trạng.

 

4. Những ai có nguy cơ mắc thoát vị bẹn

Dựa trên những nguyên nhân mắc bệnh, những đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:

– Người già có cơ thành ổ bụng yếu

– Người bị trĩ hay táo bón kéo dài, làm việc nặng nhọc thời gian dài và thường xuyên đứng, bị ho lâu ngày sẽ tạo nên áp lực lớn tại thành ổ bụng.

– Một số bệnh lý nền liên quan

– Gia đình có người mắc bệnh thoát vị bẹn

– Những người béo phì hoặc phụ nữ có thai

– Nam giới cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do cấu tạo cơ thể vùng bẹn nam với thành bụng khá yếu.

Thoát vị bẹn nguyên nhân là gì là câu hỏi ai cũng quan tâm

Thoát vị bẹn cần phòng ngừa từ những thói quen đơn giản trong cuộc sống

 

5. Phòng ngừa thoát vị bẹn

Nếu bạn thuộc trong những đối tượng có nguy cơ mắc thoát vị bẹn thì cần thay đổi nếp sống để hạn chế các yếu tố làm tăng áp lực lên thành ổ bụng. Cụ thể là:

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất xơ để tránh táo bón, tránh hiện tượng khó tiêu

– Xây dựng lối sinh hoạt  lành mạnh, không hút thuốc lá để giảm bớt triệu chứng ho.

– Nghỉ ngơi điều độ và không nên làm việc nặng nhọc trong thời gian dài

– Nên định kỳ kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp, ngăn chặn các bệnh lý liên quan là nguyên nhân dẫn đến thoát vị bẹn.

Thoát vị bẹn không điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như hoại tử ruột, mạc treo ruột… Do đó, nếu mắc bệnh cần xác định được thoát vị bẹn nguyên nhân gì, xử lý tận gốc ra sao và thăm khám, điều trị theo tư vấn của bác sĩ để sức khỏe được phục hồi tốt nhất.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top