✴️Tiếp cận liệt chi

Xem lại: Liệt hai chi trên và liệt tứ chi

Các trở ngại của bệnh nhân liệt

Liệt có thể gây ra ảnh hưởng lớn kéo dài lên sức khỏe thể chất, sự tự lập và chất lượng cuộc sống của một người.

Các trở ngại của bệnh nhân liệt hai chi dưới

Bệnh nhân bị liệt hai chi dưới có thể có cử động và cảm giác hạn chế ở chân. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được các chức năng thần kinh bình thường ở phần thân trên.

Các cá nhân bị liệt dạng này thường có thể sống độc lập và thực hiện các việc như ăn uống và thay quần áo mà không cần trợ giúp.

Một vài bệnh nhân có thể di chuyển nhờ vào nẹp chân hoặc nạng, số khác thì cần sử dụng xe lăn. Tuy nhiên, các thiết bị hỗ trợ di chuyển có thể gây áp lực lên phân thân trên, từ đó dẫn đến tổn thường các khớp ở cổ tay và vai theo thời gian.

Liệt hai chi dưới có thể ảnh hưởng đến thần kinh cảm giác, gây ra tê hoặc tăng cảm. Do đó bệnh nhân liệt hai chi dưới có thể không cảm nhận được các tổn thương ở dưới chân hoặc cũng có thể có cảm giác đau rát hay ngứa ran khắp phần thân dưới. Bệnh nhân liệt hai chi dưới cũng có thể bị:

  • Đau mạn tính;

  • Nhịp tim nhanh;

  • Tăng huyết áp;

  • Giảm các chức năng của bàng quang và ruột;

  • Rối loạn chức năng tình dục;

  • Tăng cân.

Các trở ngại của bệnh nhân liệt tứ chi

Liệt tứ chi gây ảnh hưởng lên cơ thể từ vùng cổ trở xuống, việc này làm cho khả năng tự lập của bệnh nhân bị giảm trầm trọng. Tùy thuộc vào mức độ liệt mà người bị liệt tứ chi có thể gặp phải:

  • Chức năng của tay và bàn tay bị giảm hay hoàn toàn mất;

  • Gặp khó khăn trong việc nói, nuốt và thở khi không được trợ giúp;

  • Gặp khó khăn trong việc thực hiện các sinh hoạt hàng ngày như tắm, thay quần áo, và ăn uống;

  • Gặp khó khăn trong việc di chuyển khỏi giường hay xe lăn khi không có sự trợ giúp từ người hoặc thiết bị khác;

  • Loét do tì đè, còn được gọi là loét do nằm nhiều hay chèn ép;

  • Mất xương và cơ.

Điều trị

Bệnh liệt không thể chữa được, nhưng cũng có một vài trường hợp có thể hồi phục lại một phần hoặc toàn bộ kiểm soát ở vùng bị ảnh hưởng theo thời gian. Các biện pháp chữa trị hiện tại có thể:

  • Làm giảm các ảnh hưởng lâu dài của tổn thương hệ thần kinh trung ương;

  • Làm chậm quá trình phát triển của các bệnh bất kỳ;

  • Ngăn ngừa và quản lý các biến chứng;

  • Cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các biện pháp điều trị dành cho bệnh nhân bị liệt hai chi dưới và liệt tứ chi:

Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật điều trị các nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương hệ thần kinh trung ương là:

  • Vỡ hay tắc mạch máu;

  • Bị sưng, phù nề ở xung quanh não và tủy sống;

  • Đốt sống bị nứt vỡ hay trượt;

  • Khối u ở tủy sống.

Bác sĩ cũng sẽ đề nghị phẫu thuật khi bệnh nhân gặp các biến chứng của liệt, ví dụ như loét do tì đè, tổn thương cơm hay đau mạn tính.

Thuốc

Bác sĩ cũng có thể cho dùng các thuốc như:

  • Kháng sinh làm giảm nguy cơ nhiễm trùng;

  • Coricosteroids, để làm giảm viêm các dây thần kinh;

  • Thuốc làm loãng máu, nhằm ngăn chặn hình thành huyết khối.

Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là một phần rất quan trọng của quá trình hồi phục.

Vật lý trị liệu tập trung vào việc hồi phục chức năng và sức mạnh của các cơ bằng cách luyện tập lặp lại thường xuyên các cử động. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể đề nghị những bài tập và chiến lược cụ thể nhằm để cho cơ thể không bị thụ động.

Liệu pháp ngôn ngữ cũng giúp bệnh nhân hồi phục hoặc giữ lại được khả năng nói của mình, và các liệu pháp vận động liên quan đến việc giúp người bệnh cân bằng được công việc và chăm sóc bản thân.

Việc hỗ trợ cho người bại liệt

Người liệt hai chi dưới hoặc liệt tứ chi có thể có thêm được các lợi ích từ việc:

  • Học thêm về các lựa chọn đa dạng của phục hồi chức năng hay biện pháp điều trị.

  • Thay đổi để làm cho sự di chuyển dễ dàng hơn, ví dụ như việc lắp đặt các thiết bị hỗ trợ xung quanh nhà.

  • Không ngần ngại khi nhờ sự trợ giúp từ những người thân, bạn bè hoặc nhân viên y tế.

  • Tập thể dục thường xuyên.

  • Tham gia vào các nhóm hỗ trợ trực tiếp hoặc cộng đồng để kết nối được với những người bị liệt khác.

Tóm tắt

Liệt hai chi dưới là sự mất cảm giác và cử động ở cả hai chân, và đôi khi là cả phần bụng dưới. Liệt tứ chi ảnh hưởng đến 4 chi và đôi khi là cả một bộ phận ở ngực, bụng, và lưng.

Cả hai dạng liệt trên thường xảy ra do tổn thương ở tủy sống. Nguyên nhân có thể là do chấn thương, ví dụ như từ tai nạn giao thông, hoặc một bệnh lý nào đó, ví dụ như đột quỵ.

Liệt có thể gây ra nhiều ảnh hưởng kéo dài lên sức khỏe thể chất cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Liệt không thể chữa khỏi, nhưng bằng cách sử dụng nhiều phương pháp điều trị và chiến lược quản lý sức khỏe, lấy lại được một phần chức năng ở các vùng bị ảnh hưởng cũng có thể xảy ra ở một số người.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top