✴️ Áp xe gan: Tổng quan và điều trị

Áp xe gan là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Áp xe gan là tình trạng tụ mủ trong gan dẫn đến sự hình thành của một ổ đơn độc hoặc nhiều ổ mủ rải rác.

Có thể phân chia áp xe gan thành 2 loại dựa theo nguyên nhân như sau:

  • Áp xe gan do amip
  • Áp xe do vi khuẩn
  • Áp xe gan do nấm, đa số thuộc họ Candida

Áp xe gan do amip

  • Đối tượng nguy cơ: người bị lỵ đã khỏi hoặc lỵ mạn tính, nam giới trong độ tuổi 30-50 tuổi
  • Tác nhân gây bệnh: loại ký sinh gây bệnh là E.histolytica sẽ gây viêm đại tràng amip và bệnh lỵ.
  • Con đường lây truyền chủ yếu là đường phân miệng, amip xâm nhập qua niêm mạc ruột và đia vào tĩnh mạch cửa.

Áp xe gan do vi khuẩn

  • Áp xe gan do vi khuẩn hầu hết đều xảy ra thứ phát từ nhiễm trùng ổ bụng, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, nhiễm trùng rang, xơ gan
  • Thời điểm bị áp xe gan do vi khuẩn có thể sau sinh thiết gan hoặc tắc ống thông đường mật.
  • Các vi khuẩn gây áp xe gan thường có nguồn gốc từ đường ruột, tiêu biểu như Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Bacteroides, Enterococci...

Triệu chứng bệnh áp xe gan

Sốt cao rét run

Người bệnh bị sốt nhẹ hoặc vừa (<38 độ), không kèm lạnh run. Khi bội nhiễm vi khuẩn sẽ sốt cao kèm lạnh run, các triệu chứng đi kèm là chán ăn, buồn nôn và khó ngủ…

Đau tức vùng gan

Vị trí đau chủ yếu ở vùng dưới sườn phải, vùng đau có thể lan rộng lên cả thượng vị hoặc khắp bụng nếu ổ áp xe to cấp tính

Gan to đau

Khi gan bị to ra, người bệnh sẽ có cảm giác căng tức và nặng ở vùng dưới sườn bên phải đồng thời bệnh nhân sẽ thấy khó thở do gan to ra đẩy cơ hoành lên cao.

Ấn kẽ sườn đau

Khi thăm khám, bác sĩ sờ nắn vào vùng gan (qua kẽ sườn 11-12) bệnh nhân cảm thấy đau tăng lên.

Cận lâm sàng: thường chẩn đoán xác định nhờ các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

Chụp Xquang bụng không chuẩn bị: Hình ảnh Xquang thấy cơ hoành phải cao, ít di động, góc sườn hoành phải mờ cùng với xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng cao và tốc độ máu lắng tăng..v..v..với triệu chứng trên chúng ta chẩn đoán không khó khăn lắm.

Siêu âm bụng

CT scan ổ bụng

Áp xe gan có nguy hiểm không?

Bệnh áp xe gan sẽ cực kì nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vì gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng các cơ quan lân cận

Vỡ áp xe vào màng ngoài tim

Biến chứng xảy ra khi ổ áp xe gan ở bên phải bị vỡ sẽ có thể vỡ vào màng tim, gây nên triệu chứng khó thở, vã mồ hôi, da tím tái, tiếng tim đập không nghe rõ. Đây là biến chứng thường gặp nhất và rất nguy hiểm vì nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong vì bị ép tim cấp.

Nhiễm trùng ổ bụng

Khi bị vỡ ổ áp xe vào ổ bụng sẽ gây nhiễm trùng toàn bộ ổ bụng đi kèm các triệu chứng: đau bụng dữ dội, bụng cứng, sốt cao… Bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời để dẫn lưu ổ bụng hoặc phẫu thuật để tránh nhiễm khuẩn hoặc tử vong.

Vỡ áp xe vào phổi và màng phổi

Áp xe bị vỡ làm cho cơ hoành thủng, mủ tràn vào phổi dẫn đến tình trạng khạc ra mủ hoặc ọc mủ.

Vỡ vào ống tiêu hóa

Khi áp xe gan bị vỡ vào các phần của ống tiêu hóa như đại tràng, dạ dày sẽ khiến người bệnh bị nôn ra mủ, đi ngoài ra máu.

Các cơ quan khác

Ngoài ra khi áp xe vỡ vào cơ thành bụng sẽ gây áp xe cơ thành bụng hoặc hình thành lỗ rò chảy mủ.

Bệnh áp xe gan có lây không?

Bệnh áp xe gan có lây nhiễm, tuy nhiên bệnh không lây nhiễm qua không khí hay tiếp xúc thông thường giữa người với người.

Áp xe gan do amip chủ yếu sẽ lan truyền qua đường phân miệng, bắt nguồn từ việc người bệnh ăn uống không hợp vệ sinh, sinh hoạt thiếu sạch sẽ. Do đó người bệnh sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn phải rửa tay sát khuẩn.

Chẩn đoán áp xe gan

Bên cạnh việc chẩn đoản sơ bộ dựa vào các triệu chứng lâm sàng như đau tức hạ sườn phải, sốt cao, ho và khó thở… bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng sau đây:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm tốc độ lắng máu
  • Xét nghiệm chức năng gan
  • Xét nghiệm phân
  • X-quang ngực thẳng
  • Siêu âm áp xe gan
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • MRI ổ bụng

Điều trị áp xe gan

Điều trị nội khoa

  • Các thuốc diệt amip ở mô: emetine, nhóm imidazole, chloroquine
  • Các thuốc diệt amip do tiếp xúc: quinoleine, diloxanide furoate
  • Các biện pháp hỗ trợ: nghỉ ngơi, không làm việc nặng, ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu và cung cấp nhiều vitamin
  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh với áp xe gan do vi khuẩn

Điều trị ngoại khoa

  • Dẫn lưu:

+ Đối với ổ mủ nhỏ (<5cm) không cần can thiệp ngoại khoa

+ Ổ mủ từ 5-10cm tùy theo vị trí và từng trường hợp cụ thể: khi ổ mủ nằm sát bề mặt gan hoặc ở thùy, sẽ chọc tháo mủ để giảm áo hay dẫn lưu ngoại khoa để tránh biến chứng vỡ ổ mủ

+ Ổ mủ có kích thước to >10cm nên chọc tháo hoăc dẫn lưu ngoại khoa

  • Các biến chứng viêm phúc mạc, áp xe dưới hoành, tràn mủ màng phổi, màng tim…

Phòng tránh áp xe gan bằng cách nào?

  • Tránh các thực phẩm chưa nấu chín như nem chua, nem chạo, gỏi, tiết canh, rau sống,
  • Không uống nước chưa đun sôi, đồ uống không hợp vệ sinh
  • Cần rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước mỗi bữa ăn.
  • Khi phát hiện trong cơ thể có ổ nhiễm khuẩn cần đi khám để được điều trị dứt điểm không cho vi khuẩn lây lan nhất là lây theo đường máu bởi nhiễm khuẩn huyết.
  • Khi nghi ngờ bị áp-xe gan cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để có hướng điều trị kịp thời

Tìm hiểu thêm: Bệnh sán lá gan - tổng quan và cách phòng tránh

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top