CHĂM SÓC DẪN LƯU NGỰC, ĐẶT VÀ RÚT BỎ
Sau phẫu thuật tim, người ta thường đặt các ống dẫn lưu sau:
Trung thất
Màng ngoài tim
Màng phổi
Tất cả đều được dẫn lưu kín vào một bình thủy tinh có chứa nước. Ống dẫn lưu phải ở dưới mực nước nhưng không được chạm đáy bình.
Mục đích: để dẫn lưu máu, dịch và khí
THEO DÕI ỐNG DẪN LƯU
Hút áp lực thấp liên tục -10 – 20 cmH2O
Vuốt ống thường xuyên nếu ống dẫn lưu ra nhiều máu cục
Lượng dịch dẫn lưu phải được ghi nhận cẩn thận phục vụ cho điều trị. Nếu lượng máu mất lớn hơn 10ml/kg/giờ, phải nghi ngờ mất máu ngoại khoa và mời phẫu thuật viên xem bệnh sớm.
Nếu phải kẹp ống, thì không quên tháo kẹp ngay sau đó
Tất cả các ống dẫn lưu phải được sát khuẩn để tránh nhiễm trùng
Chụp XQ kiểm tra ngay khi ODL ra dịch quá nhiều hoặc đột ngột không ra dịch thêm.
RÚT BỎ ỐNG DẪN LƯU
Khi lượng dịch ra ít dần lại và không ra thêm nữa
Ống bị tắc dai dẳng dù đã vuốt thường xuyên
Phổi đã nở, ODL không còn ra khí hay dịch từ khoang màng phổi
Trong lúc rút ODL, bệnh nhân phải hít sâu và nín thở một chút
Đối với trẻ nhỏ, nên rút ống trong thì hít vào
Khi rút, tránh để khí lọt vào khoang màng phổi
An thần, giảm đau trước khi rút ống
Rút ODL màng ngoài tim trước, ODL trung thất rút sau
Băng ép vô trùng tại chỗ rút sau khi rút xong
Chụp lại XQ ngực sau rút ODL
ĐẶT ỐNG DẪN LƯU
Mục đích
Giải áp khoang màng phổi khi bệnh nhân có suy hô hấp
Đặt ống tại khoang liên sườn V đường nách trước, bờ trên xương sườn dưới, đầu hướng về hõm trên ức
Dụng cụ
Trocar chọc màng phổi
Bộ dụng cụ đặt dẫn lưu màng phổi: lưỡi dao, kìm kẹp và bóc tách mô
Chỉ khâu, khăn trải vô trùng, găng vô khuẩn
Ống nối vào bình dẫn lưu
Chai thủy tinh chứa nước và dịch dẫn lưu
Hệ thống máy hút
Qui trình
Mặc áo, mang găng vô trùng
Sát khuẩn da bằng betadine
Chích gây tê tại chỗ
Rạch da tại vị trí dự định đặt ống
Tiến hành đặt ống xuyên qua da, nhẹ nhàng xoay đầu ống trong khoang màng phổi hướng về phía trên và về phía trung thất
Nối ống dẫn lưu vào hệ thống kín, để dầu ống dưới mực nước trong bình
Khâu da cố định đầu ODL
Băng ép chân ống bằng gạc tẩm thuốc sát khuẩn
Dán phủ kín miếng băng ép không cho khí lọt vào, đồng thời giúp nâng đỡ chân ODL, tránh gập ống
Kiểm tra xem ODL có ra khí/dịch và mức dịch trong bình có di động theo nhịp thở không
Nối hệ thống dẫn lưu vào máy hút
Kiểm tra lần nữa để đảm bảo rằng hệ thống dẫn lưu luôn kín và đầu ống dẫn lưu không chạm đáy bình
Chụp XQ sau đặt ống nhằm kiểm tra vị trí ODL và tình trạng phổi nở hay xẹp
HÚT DỊCH MÀNG PHỔI
Mục đích
Lấy bỏ dịch trong khoang màng phổi nếu như lượng dịch này đủ nhiều và gây ra suy hô hấp. Chẩn đoán được xác định dựa vào thăm khám lâm sàng kết hợp với phim XQ
Dụng cụ
Mâm vô khuẩn có đủ bộ dụng cụ chọc dò
Gạc, khăn trải vô trùng
Betadine để sát khuẩn da
Lidocain 2% gây tê tại chỗ
Ống tiêm các số: 5ml, 10ml, 20ml, 50ml
Khóa 3 chia
Kim luồn 22G, 20G
Bình thủy tinh đựng dịch chọc hút
Lọ đựng sinh phẩm để cấy và làm xét nghiệm sinh hóa dịch màng phổi
Găng tay vô trùng
Qui trình
Mặc áo, mang găng vô trùng
Xác định vị trí chọc dò (khoang liên sườn 7-9 đường nách giữa), sát trùng bằng Betadine
Tiêm Lidocain 2% tại vị trí chọc dò để gây tê tại chỗ, sử dụng kim 22G và rút khoảng 5ml thuốc là đủ. Sau đó dùng kim 20G có gắn khóa 3 chia, nối với ống tiêm 20ml hoặc 50ml đâm vào bờ trên xương sườn dưới, hút nhẹ nhàng cho tới khi thấy dịch màng phổi chảy ra thì dừng kim lại.
Tiếp tục rút dịch cho tới khi hút nặng tay, dịch chảy ra ít hoặc không ra thêm nữa
Lấy một ít dịch vừa đủ cho vào lọ sinh phẩm làm các xét nghiệm sinh hóa và cấy vi sinh.
Đổ dịch dư vào chai thủy tinh, ghi nhận thể tích dịch
Băng ép vị trí chọc dò bằng gạc vô trùng
Chụp XQ kiểm tra
Luôn theo dõi lâm sàng và huyết động bệnh nhân trong lúc chọc hút
Đảm bảo không có khí lọt vào khoang màng phổi trong suốt thủ thuật
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh