Có nhiều nguyên nhân gây ra các vấn đề tiêu hóa ở trẻ nhỏ, nhưng có thể kể ra 5 nguyên nhân chính như sau:
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện: bao gồm khoang miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng và hậu môn. Các cơ quan này ở trẻ nhỏ mỏng, dễ bị tổn thương và chưa chuyển hóa, hấp thụ được tất cả các loại thức ăn nên dễ gây ra rối loạn tiêu hóa.
Sức đề kháng yếu: Trẻ nhỏ, nhất là trẻ không được bú sữa mẹ thường xuyên sẽ có sức đề kháng yếu hơn người lớn rất nhiều nên hệ tiêu hóa cũng dễ bị tấn công.
Sử dụng kháng sinh: kháng sinh đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn có thể diệt luôn vi khuẩn có lợi, gây ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy ở trẻ.
Vi khuẩn xâm nhập: Bé chơi đồ chơi, tiếp xúc với thú vật, đồ dùng bám vi khuẩn, sau khi đi vệ sinh không rửa tay chính là con đường ngắn nhất gây nên những vấn đề về tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Theo bác sĩ Tường Vi, ở Việt Nam có đến 90% trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng. Nguyên nhân là do trẻ không ăn đầy đủ các loại thực phẩm, ví dụ bé lười ăn rau củ quả, hay bé uống không đủ nước,…
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có hiện tượng tiêu chảy cấp, phân lỏng như nước, đi trên 3 lần trong ngày, phân thường có mùi tanh, sống phân nên thường có màu trắng hay còn nguyên thức ăn chưa được tiêu hóa hoặc có bọt, đi nhiều thì có mùi. Với triệu chứng này, các mẹ nên chú ý bù nước và điện giải kịp thời, vì khi trẻ đi ngoài mất rất nhiều nước, suy nhược cơ thể.
Táo bón là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, táo bón không phải là bệnh, mà chỉ là 1 triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là 1 rối loạn cơ năng (thường gặp nhất). Khi thấy trẻ 2-3 ngày đi vệ sinh một lần, phân cứng, khuôn phân to, thường có màu đen, đau bụng khi đi tiêu và thậm chí có lẫn máu ở đầu phân
Bị rối loạn tiêu hóa, khi sờ thấy bụng trẻ căng to và dấu hiệu ợ hơi liên tục, đây là một triệu chứng tiêu biểu của chứng rối loạn tiêu hóa. Vì đầy hơi nên trẻ đánh hơi nhiều hơn, ngoài ra còn có biểu hiện miệng hôi.
Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường kém ăn, lười ăn do ăn vào lại nôn và hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên khả năng hấp thu và tiêu hóa kém. Nhiều trẻ chỉ uống nước sữa và không chịu ăn cháo, cơm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh