Ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em sẽ gặp phải tình trạng táo bón thường xuyên. Tình trạng táo bón ở trẻ em sẽ kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của trẻ nếu cha mẹ không quan tâm đúng mức. Vậy nguyên nhân trẻ bị táo bón là gì? Mẹ cần nắm rõ để có giải pháp khắc phục tình trạng này.
Nhận biết dấu hiệu táo bón ở trẻ em
Những biểu hiện táo bón ở trẻ em rất dễ nhận biết, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý 3 biểu hiện đặc trưng sau đây của tình trạng táo bón ở trẻ em để không nhầm lẫn với biểu hiện sinh lý khác.
– Trẻ nhỏ đang bú bình nhưng không đi tiêu trong 3 ngày, trẻ bú mẹ hoàn toàn không đi tiêu trong khoảng 1 tuần, trẻ sơ sinh thường rên nhẹ, mặt găng đỏ khi đi đại tiện
– Trẻ đi tiêu phân khô cứng, vón cục to hơn bình thường. Một số trẻ sợ khi đi đại tiện
– Khi đi đại tiện trẻ quấy khóc, căng thẳng
Theo tiêu chuẩn ROM III, định nghĩa táo bón yêu cầu biểu hiện ở bệnh nhân có ít nhất 2 triệu chứng trong các triệu chứng như sau trong ít nhất 12 tuần:
– Số lần đi ngoài < 3 lần/tuần
– Có các biểu hiện sau trong ít nhất 1 trong 4 lần đi ngoài:
– Căng thẳng
– Phân khô, cứng, sần
– Cảm giác tắc nghẽn hậu môn, trực tràng
– Có cảm giác đi ngoài không hết
– Cần rặn mạnh trong khi đi đại tiện
Nhiều người nghĩ rằng táo bón ở trẻ em chỉ trong vòng vài ngày đến 1 tuần sẽ tự khỏi nhưng khi tìm hiểu rõ sẽ thấy táo bón ở trẻ em được chia thành 2 loại khác nhau: táo bón chức năng (thông thường) và táo bón bệnh lý.
– Táo bón chức năng: nguyên nhân do chế độ ăn, uống và thói quen sinh hoạt không hợp lý
– Táo bón bệnh lý: đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý viêm đường tiêu hóa, bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý hệ thần kinh, bệnh phình đại tràng bẩm sinh, bệnh lý xung quanh hậu môn…Trong số các trường hợp táo bón ở trẻ, những nguyên nhân này tuy chiếm tỷ lệ không nhiều nhưng cha mẹ cũng không nên lơ là.
Táo bón bệnh lý nếu không được khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời triệu chứng sẽ chuyển biến bệnh theo chiều hướng không tốt ảnh hưởng tới cơ thể của trẻ: sụt cân, suy dinh dưỡng và các biến chứng nguy hiểm khác…
Nguyên nhân trẻ bị táo bón: Cần xác định chính xác
Nhiều bậc cha mẹ chủ quan cho rằng triệu chứng táo bón ở trẻ em là do trẻ ăn quá nhiều thức ăn hoặc ít uống nước nhưng thực tế nguyên nhân trẻ bị táo bón còn bởi:
– Trẻ không hợp với sữa công thức (sữa bột, sữa hộp uống liền)
– Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ bởi trong sữa mẹ có chứa hormone motilin giúp hỗ trợ nhu động ruột của trẻ, khi thiếu đi hormone này sẽ khiến việc đi đại tiện của trẻ khó khăn hơn.
– Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ bị thiếu nước và chất xơ. Chất xơ giúp giữ nước trong ruột già và giúp thức ăn dễ tiêu hóa nhanh. Đặc biệt ở khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, nếu mẹ cho trẻ ăn thức ăn quá đặc cũng là nguyên nhân trẻ bị táo bón.
– Sau khi ăn, trẻ hay căng thẳng hoặc ít vận động.
– Trẻ bị táo bón do lạm dụng thuốc: Trẻ phải điều trị bằng thuốc do xuất hiện các triệu chứng như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm đường hô hấp… Việc sử dụng một lượng thuốc khác nhau, lượng dùng nhiều trong thời gian dài cũng gây táo bón ở trẻ em
– Một số chứng triệu chứng trẻ gặp phải cần điều trị bằng phẫu thuật như tắc nghẽn đường ruột, triệu chứng phình đại tràng bẩm sinh; Suy giáp (hormone tuyến giáp thấp) hoặc ngộ độc Botulism (Đây là tình trạng trẻ dị ứng với mật ong bẩm sinh)
Táo bón ở trẻ em nếu xác định được đúng nguyên nhân sẽ dễ dàng có phương hướng điều trị cũng như điều chỉnh được chế độ ăn uống hay vận động phù hợp với trẻ.
Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Có 3 yếu tố quan trọng cần nhớ trong cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết:
Đầu tiên, chế độ dinh dưỡng hợp lý
– Chế độ ăn cân đối các thành phần, bổ sung nhiều chất xơ, dầu ăn…
– Hạn chế ăn thực phẩm và nước ngọt, thức ăn có chất béo sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
– Hạn chế ăn cơm gạo trắng, tinh bột và chuối, nên ăn gạo nguyên cám, ngũ cốc, yến mạch…
– Thường xuyên đổi các loại sinh tố khác nhau để bé dễ hấp thụ.
– Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.
Thứ hai, cho trẻ uống thuốc làm mềm phân, tăng cường nhu động ruột
Nếu cha mẹ đã cải thiện chế độ ăn mà triệu chứng táo bón ở trẻ vẫn không thuyên giảm thì cần sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ sẽ ưu tiên các thuốc điều trị hỗ trợ làm mềm phân vì giúp cấu trúc phân mềm, dễ điều chỉnh phù hợp với tình trạng trẻ.
Khi cho trẻ sử dụng thuốc cần được sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý cho trẻ uống.
Thứ ba, cha mẹ cần quan tâm điều chỉnh hành vi và tâm lý trẻ
– Cha mẹ cần nhắc nhở và khuyến khích trẻ thay đổi khi trẻ có những thói quen như không ngồi đúng tư thế đi đại tiện hoặc lười đi vệ sinh hằng ngày.
– Hướng dẫn trẻ ngồi toilet để hai đầu gối cao hơn phần hông, tốt nhất nên cho trẻ ngồi xổm khi đi vệ sinh.
– Nhiều trẻ sợ khi bị táo bón, cha mẹ nên quan tâm và giải thích cho trẻ hiểu về việc đi đại tiện quan trọng như thế nào, giảm bớt lo sợ cho bé bằng nhiều cách như trang trí phòng vệ sinh…
– Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện 1 lần mỗi ngày vào khung giờ nhất định.
Phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn chính xác để xác định được đúng nguyên nhân của tình trạng này. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn lẫn sinh hoạt của trẻ để cải thiện táo bón.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh