✴️ Những điều cần biết về bệnh đau nửa đầu ở trẻ em

Nội dung

1. Đau nửa đầu ở trẻ em là gì?

Không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng có thể mắc chứng bệnh đau đầu. Đau nửa đầu ở trẻ là một dạng đau đầu có thể xuất hiện kèm với những triệu chứng khác nhau. Bệnh thường diễn biến từ nhẹ đến nặng và thường sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên nhiều người cho rằng hiện tượng đau đầu ở trẻ không quá nguy hiểm và còn rất lơ là trước tình trạng này.

 

2. Nguyên nhân gây đau nửa đầu ở trẻ

nguyên nhân gây đau nửa đầu ở trẻ em hiện nay

Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em hiện nay

Nếu trẻ nhỏ xuất hiện các triệu chứng đau nửa đầu thì đó đang là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm về thần kinh đáng được chú ý.

Một số nguyên nhân đau đầu thường gặp ở trẻ nhỏ như:

– Đau nửa đầu do các bệnh lý về thần kinh: viêm dây thần kinh, viêm màng não,… Do các bộ phận ở não sẽ liên kết với hệ thần kinh trung ương nên khi có dấu hiệu tổn thương thường dẫn tới các cơn đau nửa đầu.

– Đau nửa đầu do các khối u, xuất huyết não, não úng,…làm tăng áp lực sọ não gây nên các cơn đau đầu của trẻ.

– Đau đầu do học tập căng thẳng, mệt mỏi, stress,…. Điều này khiến sức khỏe của trẻ bị suy giảm.

 

3. Sự khác biệt giữa đau nửa đầu căn nguyên mạch máu và đau nửa đầu thông thường

Để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị những cơn đau đầu dai dẳng hành hạ, các bậc phụ huynh nên có một số kiến thức để phân biệt các loại đau nửa đầu. Cụ thể như sau:

 

3.1 Đau nửa đầu ở trẻ em căn nguyên mạch máu

Bệnh thường khởi phát sau khi trẻ gắng sức, hay bị nhiễm trùng, hay ăn một số loại thức ăn như: socola, trứng,…Đặc biệt ở các bé gái, bệnh có thể xảy đến trước ngày có kinh nguyệt.

Một số biểu hiện của người mắc chứng đau nửa đầu căn nguyên mạch là:

– Tính cách thay đổi thất thường

– Cơ thể mệt mỏi kém ăn

– Đau đầu kéo dài,…

 

3.2 Đau nửa đầu ở trẻ em thông thường

Bệnh nhân thường xuất hiện những cơn đau dữ dội. Cơn đau có thể xuất hiện ở vùng trán sau đó lan ra hai bên, sau đó sẽ là toàn bộ đầu. Khi xuất hiện những cơn đau, trẻ thường xanh xao, người tím tái do lạnh, mạch thái dương đập nhanh. Nhiều trẻ kèm theo buồn nôn, nôn, đau bụng vùng thượng vị. Không chỉ thế nhiều trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng hoa mắt chóng mắt. Tuy nhiên triệu chứng này chỉ kéo dài từ 10-20 phút.

 

4. Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ?

Khi trẻ nhỏ bắt đầu bị đau nửa đầu kéo dài thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám tránh những biến chứng nguy hiểm. Một số loại của bệnh đau nửa đầu ở trẻ cần tới gặp bác sĩ như:

 

4.1 Đau nửa đầu cấp tính

Bệnh thường do các loại vi sinh vật gây ra, khiến người bệnh bị nhiễm trùng như viêm họng cấp, viêm xoang, viêm màng não,…

Trẻ nhỏ thường xuất hiện một số triệu chứng như: buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, sợ tiếng ồn và ánh sáng,…đây là biểu hiện của bệnh u não, viêm màng não. Vì thế khi trẻ có những biểu hiện này cần nhanh chóng đưa tới bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.

Một số biểu hiện đau đầu ở trẻ em.

Một số biểu hiện đau đầu ở trẻ em.

 

4.2 Đau nửa đầu mạn tính

Đau nửa đầu mạn tính là một hội chứng của bệnh đau nửa đầu Migraine. Trẻ thường trải qua hiện tượng đau nửa đầu thành cơn. Cơn đau tái đi tái lại nhiều lần, từ 5 – 7 cơn đau, kéo dài trong 1 – 2 ngày liên tiếp. Người bệnh có cảm giác âm ỉ, bứt rứt, khó chịu, đau nhiều vào nửa đêm và gần sáng. Các triệu chứng này tương tự như bị rối loạn tiền đình.

 

5. Điều trị bệnh đau nửa đầu ở trẻ

Có thể nói bệnh đau nửa đầu không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ rất ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của trẻ. Đặc biệt trong việc học tập, bệnh cũng gây cản trở ít nhiều. Vì thế, cần điều trị dứt điểm căn bệnh này không nên để bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Một số loại thuốc có thể sử dụng chữa bệnh này có thể kể đến như: Paracetamol, Aspirine,… Trong nhiều trường hợp, khi sử dụng nhóm thuốc trên nhưng các triệu chứng không thuyên giảm, chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc cắt cơn đau như: Migwell, Gynergen,… Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc khác trong quá trình điều trị.

Tuy nhiên, để sử dụng đúng loại thuốc và liều lượng, đem lại hiệu quả điều trị cao nhất và tránh các tác dụng phụ thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

thuốc điều trị đau nửa đầu cho trẻ

Các loại thuốc điều trị đau đầu cho trẻ cần được kê bởi các bác sĩ chuyên khoa.

 

6. Một số biện pháp ngăn ngừa đau nửa đầu ở trẻ

Để giúp trẻ tránh khỏi những yếu tố gây đau nửa đầu, các bậc phụ huynh cần để trẻ được thoải mái, giảm căng thẳng stress. Luôn tạo cảm giác hứng thú và thoải mái trong học tập cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nên quan tâm tới đời sống tâm lý của trẻ để sớm biết những bất thường, từ đó có phương pháp bảo vệ trẻ tốt hơn. Cần động viên trẻ, làm bạn với trẻ để cùng chia sẻ và chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao.

Phụ huynh cần quan tâm tới trẻ nhiều hơn để có thể giúp trẻ trong quá trình cải thiện tình trạng bệnh của mình như:

– Cần chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe

– Ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ

– Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không bỏ bữa, uống đủ nước

– Giảm căng thẳng, stress trong học tập cũng như cuộc sống hằng ngày.

Như vậy trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh đau nửa đầu ở trẻ em. Hi vọng bài viết trên sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích nhất tới các bậc phụ huynh. Đừng vì quá bận rộng mà quên mất rằng những đứa trẻ của chúng ta cũng cần được quan tâm. Hãy quan tâm tới các em nhỏ và đừng ngần ngại tìm hiểu về mọi căn bệnh bởi chúng có thể đến với ta bất kì khi nào.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top