Nhiều người nghĩ suy giảm trí nhớ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, áp lực học tập, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, và rối loạn cảm xúc đang khiến tình trạng này ngày càng trẻ hóa – đặc biệt ở học sinh trung học.
Lơ đãng, thiếu tập trung trong học tập là biểu hiện của suy giảm trí nhớ
Theo thống kê tại Việt Nam:
85% người dưới 50 tuổi có biểu hiện rối loạn trí nhớ
20–30% trong số đó dưới 30 tuổi
Một nửa trong số người trí nhớ kém có thể tiến triển thành sa sút trí tuệ trong vòng 3 năm nếu không can thiệp
Ở học sinh, suy giảm trí nhớ ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, phản xạ, khả năng tiếp thu, đồng thời là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tâm thần – thần kinh cần được cha mẹ quan tâm đúng mức.
Biểu hiện | Ý nghĩa cảnh báo |
---|---|
Lơ đãng, mất tập trung | Rối loạn khả năng tập trung chú ý |
Hay quên bài, học mãi không thuộc | Suy giảm khả năng ghi nhớ ngắn hạn |
Phản xạ chậm, diễn đạt không mạch lạc | Mệt mỏi thần kinh, giảm khả năng tư duy |
Mất ngủ, thức khuya | Ảnh hưởng chức năng phục hồi não bộ |
Cáu gắt, buồn bã, thu mình | Cảnh báo rối loạn cảm xúc tiềm ẩn |
Cha mẹ cần lưu ý nếu con có >2 dấu hiệu kéo dài liên tục trên 2 tuần.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ của não bộ
Nguyên nhân | Ảnh hưởng đến trí nhớ |
---|---|
Áp lực học tập – thi cử | Gây stress → tăng cortisol → tổn thương tế bào thần kinh ở vùng hippocampus (trung tâm ghi nhớ) |
Thiếu ngủ – rối loạn giấc ngủ | Não không được phục hồi → giảm lưu trữ thông tin, tư duy chậm |
Chế độ ăn mất cân đối | Thiếu vitamin B, sắt, omega-3 → não thiếu năng lượng hoạt động |
Lạm dụng thiết bị điện tử | Giảm khả năng chú ý, tạo thói quen sao nhãng |
Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì | Lo âu, trầm cảm nhẹ → ảnh hưởng chức năng nhận thức và ghi nhớ |
Không nên tự ý sử dụng thuốc hoạt huyết, bổ não hoặc thuốc tăng cường trí nhớ nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
Những loại thuốc này không có tác dụng với người khỏe mạnh, và có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ đang phát triển.
Việc dùng thuốc cần có chỉ định cá nhân hóa, dựa trên nguyên nhân cụ thể sau khám lâm sàng.
Không dùng thuốc bừa bãi – Thay đổi từ gốc rễ
Giải pháp khoa học | Lợi ích |
---|---|
Ăn uống đủ dưỡng chất (ngũ cốc nguyên hạt, cá béo, rau xanh, việt quất, hạt óc chó) | Bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho não |
Ngủ đủ 7–9 tiếng mỗi ngày, không thức khuya | Tăng khả năng ghi nhớ và phục hồi não bộ |
Lập kế hoạch học tập – nghỉ ngơi hợp lý | Tạo sự cân bằng, giảm áp lực, tăng hiệu suất ghi nhớ |
Giao tiếp thường xuyên, chia sẻ với con | Giải tỏa cảm xúc, phòng tránh stress nội sinh |
Khuyến khích trò chơi trí tuệ, thể dục nhẹ | Kích thích phát triển não bộ toàn diện |
Khám bác sĩ khi cần thiết | Phát hiện và xử lý đúng nguyên nhân suy giảm trí nhớ |
Suy giảm trí nhớ ở học sinh không phải bệnh lý nan y, nhưng nếu không phát hiện và xử trí đúng cách, có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ, cảm xúc và thành tích học tập của trẻ.
???? Phụ huynh cần đồng hành, thấu hiểu và hỗ trợ kịp thời, thay vì áp lực hoặc cho dùng thuốc không kiểm soát.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh