✴️ Rối loạn tiêu hóa ở bé đầy bụng ăn khó tiêu

1. Lý do cần chú trọng tới hệ tiêu hóa của trẻ

Các chuyên gia y tế cho rằng, trong 3 năm đầu đời ở trẻ được đánh giá là giai đoạn vàng cho sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của không chỉ một đứa trẻ mà còn phát triển trong tương lai. Theo đó, các cơ quan đều phát triểu tối ưu, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thường tìm các loại sữa tốt, các loại vitamin, thuốc bổ chỉ để con thông minh, phát triển chiều cao, chứ chưa chú ý nhiều đến hệ tiêu hóa của bé. Bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì sẽ ăn ngon, ngủ ngoan, và khi đó bé sẽ phát triển chiều cao, cân nặng, sức đề kháng được tăng cường, chống lại nhiều bệnh tật. Đây là điều mà không phải bậc phụ huynh nào cũng quan tâm và hiểu rõ.

Rối loạn tiêu hóa ở bé

Mẹ nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với tuổi của bé

 

2. Phòng tránh triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở bé hoàn toàn có thể dễ dàng phòng tránh được bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học. Xây dựng cho bé một chế độ ăn uống phù hợp với độ tuổi, chỉ nên cho bé ăn dặm khi đã được 6 tháng tuổi trở lên. Khi mẹ muốn bé làm quen với một món ăn mới, mẹ nên cho bé ăn từng ít một, từ từ để bộ máy tiêu hóa của bé kịp thời bắt nhập và làm quen nếu để bé ăn ngay với số lượng nhiều thì cơ thể sẽ khó hấp thu dẫn đến tình trạng nôn trớ, ăn không tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón.
Việc giữ gìn vệ sinh đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Môi trường sống xung quanh bé phải đảm bảo sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng cho bé trước và sau mỗi bữa ăn. Mẹ cũng cần lưu ý đảm bảo thật vệ sinh trong quá trình chế biến đồ ăn cho bé.

Rối loạn tiêu hóa ở bé

Hình thành cho bé thói quen rửa tay

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top